Sách Giáo Khoa 247

Lịch Sử 8 - Bài 17. CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 17. CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 8 | Giáo Dục Việt Nam

I - CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929

1. Những nét chung

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của nước Đức.

Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.

Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề: 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng... Nước Đức bại trận với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước tháng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri.

Trong những năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị. Về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

Sản lượng than và thép của Anh, Pháp, Đức những năm 1920 - 1929 (Đơn vị: triệu tấn)

  Than Thép
1920 1929 1920 1929

Anh

Pháp

Đức

233,0

25,3

222,0

262,0

55,0

337,0

9,2

2,7

7,8

9,8

9,7

16,2

- Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923. Quốc tế cộng sản thành lập

Trong những năm 1918 - 1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu, đặc biệt lên cao ở Đức.

Mùa thu năm 1918, nước Đức bại trận lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Ngày 9 - 11 - 1918, tổng bãi công nổ ra ở Béc-lin, sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và các tầng lớp nhân dân thủ đô. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Theo gương cách mạng Nga, các xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập ở nhiều nơi. Nhưng cuối cùng, mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp tư sản.

Cách mạng tháng 11 - 1918 dẫn đến việc thiết lập chế độ cộng hoà tư sản ở Đức. Tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng. Trong những năm 1919 - 1923, phong trào cách mạng vẫn tiếp diễn ở Đức.

- Cách mạng tháng 11 - 1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?

Phong trào cách mạng cũng dâng cao mạnh mẽ ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác. Qua cao trào cách mạng 1918 - 1923, nhiều đảng cộng sản đã được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản I-ta-li-a (1921)...

Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2 - 3 - 1919, Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) đã khai mạc tại Mát-xcơ-va. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Trong thời gian tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, Quốc tế cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới. Tại Đại hội lần thứ II (1920), Quốc tế cộng sản đã thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo. Nguyên Ái Quốc đã tìm thấy ở Luận cương con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

- Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Năm 1943, do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế cộng sản tuyên bố tự giải tán. Quốc tế cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

II - CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả của nó

Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.

Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929, dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.

Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.

- Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 - 1931?

Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hoá chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền. Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

- Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 - 1939

Từ năm 1929, trước nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, một cao trào cách mạng lại bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít đã lan rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu.

Ở Pháp, ngày 6 - 2 -1934, bọn phát xít “Chữ thập lửa” gồm 2 vạn tên có vũ trang xông vào trụ sở Quốc hội, âm mưu lật đổ chính phủ và thiết lập chế độ phát xít. Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời huy động công nhân xuống đường đấu tranh, đánh bại lực lượng phát xít. Tháng 5 - 1935, Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập, bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội và nhiều đảng phái, đoàn thể chính trị khác.

Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 - 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập và thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939.

Ở Tây Ban Nha, tháng 2 - 1936, Mặt trận nhân dân cũng thu được thắng lợi trong tổng tuyển cử và chính phủ Mặt trận nhân dân được thành lập.

Nhờ sự hậu thuẫn của phát xít Đức và l-ta-li-a, các thế lực phát xít Tây Ban Nha tiến hành đảo chính ở nhiều thành phố. Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha kéo dài hơn ba năm (1936 - 1939), với sự giúp đỡ của những đội quân tình nguyện đến từ 53 nước trên thế giới, cuối cùng bị thất bại.

- Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929.

2. Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943?

3. Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu.

4. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

hoat-dong-trai-nghiem-2-305

Hoạt Động Trải Nghiệm 2

Sách Lớp 2 Cánh Diều

khoa-hoc-tu-nhien-7-868

Khoa Học Tự nhiên 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

hoat-dong-trai-nghiem-2-1029

Hoạt Động Trải Nghiệm 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-6-79

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

lich-su-va-dia-li-4-232

Lịch Sử và Địa Lí 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.