[trang 45]
Bài 2. Bài tập thể dục nhịp điệu (Động tác chạy bộ, động tác bụng và động tác điều hòa)
MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
● Biết hô đúng nhịp và thực hiện được Bài thể dục nhịp điệu.
● Biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học để phát triển các tố chất thể lực.
● Biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện.
● Đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện.
>> Khởi động chung
● Chạy chậm.
● Khởi động các khớp.
● Bài tập căng cơ.
>> Khởi động chuyên môn
Thực hiện 3 động tác đã học ở bài 1.
- Động tác diễu hành. Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
- Động tác di chuyển ngang. Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
- Động tác bật tách ngang. Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
KIẾN THỨC MỚI
1. Động tác chạy bộ (2 lần x 8 nhịp)
TTCB: Nhịp 8 của động tác bật tách ngang (Bài 1).
[trang 46]
• Lần 8 nhịp thứ nhất
Hình 1. Động tác chạy bộ từ nhịp 1 đến nhịp 4 (lần 8 nhịp thứ nhất)
Nhịp 1: Chạy tiến, tiếp đất trên chân trái, hai tay trước, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 2: Chạy tiến, tiếp đất trên chân phải, hai tay đưa lên cao sát tai, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 3: Chạy tiến, tiếp đất trên chân trái, hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp.
Nhịp 4: Chân trái bật lên, đồng thời thu chân phải về TTCB.
Hình 2. Động tác chạy bộ từ nhịp 5 đến nhịp 8 (lần 8 nhịp thứ nhất)
Nhịp 5: Chân phải bật nhảy trên nửa trước bàn chân, đồng thời nâng gối chân trái, hai tay co trước ngực, bàn tay nắm.
Nhịp 6: Chân phải bật nhảy, đồng thời hạ chân trái và hai tay về TTCB
Nhịp 7: Chân phải bật nhảy, đồng thời hạ chân trái và hai tay về TTCB.
Nhịp 8: Thực hiện như nhịp 6 nhưng đổi chân.
[trang 47]
• Lần 8 nhịp thứ hai
Hình 3. Động tác chạy bộ từ nhịp 1 đến nhip 4 (lần 8 nhịp thứ hai)
Nhịp 1, 2, 3, 4 thực hiện như nhịp 1, 2, 3, 4 của lần 8 nhịp thứ nhất nhưng chạy lùi về vị trí ban đầu.
Hình 4. Động tác chạy bộ từ nhip 5 đến nhip 8 (lần 8 nhịp thứ hai)
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như nhịp 5,6,7,8 của lần 8 nhịp thứ nhất.
2. Động tác bụng (2 lần x 8 nhịp)
TTCB: Nhịp 8 của động tác chạy bộ.
• Lần 8 nhịp thứ nhất
Hình 5. Động tác gập bụng (lần 8 nhịp thứ nhất)
Nhịp 1, 2: Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, gối khuỷu, chân phải thẳng, thân người gập về trước; hai tay dang ngang, lòng bàn tay sấp, mặt hướng trước.
Nhịp 3, 4: Chuyển trọng tâm sang phải, gối khuỷu; chân trái duỗi thẳng; hai bàn tay vỗ vào nhau ở vị trí gần bàn chân phải, đầu cúi, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 5, 6: Đẩy chân trái thu về sát chân phải, thân người thẳng, hạ tay thành tư thế đứng nghiêm
• Lần 8 nhịp thứ hai: Thực hiện như lần 8 nhịp thứ nhất nhưng đổi bên.
[trang 48]
3. Động tác điều hòa (4 lần x 8 nhịp)
TTCB: Nhịp 8 của động tác bụng.
• Lần 8 nhịp thứ nhất
Hình 6. Động tác điều hòa (lần 8 nhịp thứ nhất)
Nhịp 1, 2, 3, 4: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay co nhẹ bắt chéo trước bụng, đầu cúi. Từ từ nâng cằm nhìn thẳng, đồng thời tay mở sang ngang.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Chân trái thu về, tử từ hạ tay về tư thế đứng nghiêm.
• Lần 8 nhịp thứ hai:
Nhịp 1, 2, 3, 4: Chân trái bước sang ngang, hai tay co nhẹ bắt chéo trước bụng rồi từ từ mở qua ngang lên cao thành tư thế chếch bên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu ngửa.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Chân trái thu về, từ từ hạ tay về tư thế đứng nghiêm
● Lần 8 nhịp thứ ba: Thực hiện như lần 8 nhịp thứ nhất nhưng đổi bên.
● Lần 8 nhịp thứ tư: Thực hiện như lần 8 nhịp thứ hai nhưng đổi bên.
4. Phối hợp các động tác Bài thể dục nhịp điệu
- Phối hợp toàn bộ động tác của Bài thể dục nhịp điệu.
- Tự đếm nhịp và tập toàn bộ Bài thể dục nhịp điệu.
- Kết hợp tập Bài thể dục nhịp điệu với âm nhạc.
[trang 49]
LUYỆN TẬP
1. Luyện tập từng động tác
- Tập động tác chạy bộ (2 lần x 8 nhịp).
- Tập động tác bụng (2 lần x 8 nhịp).
- Tập động tác điều hòa (2 lần x 8 nhịp).
Các bài tập trên thực hiện lặp lại từ 3 - 5 lần. Thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 1 - 2 phút
2. Luyện tập tổ hợp động tác
- Tập tổ hợp động tác chạy bộ và động tác bụng.
- Tập tổ hợp động tác bụng và động tác điều hòa.
- Tập tổ hợp động tác chạy bộ, động tác bụng và động tác điều hòa.
Các bài tập trên thực hiện lặp lại từ 3 - 5 lần. Thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 1 - 2 phút
3. Luyện tập phối hợp các động tác Bài thể dục nhịp điệu
- Tập 3 động tác bài 1.
- Tập 3 động tác bài 2.
- Tập toàn bài theo nhịp đếm và kết hợp âm nhạc.
Các bài tập trên thực hiện lặp lại từ 3 - 5 lần.
Hình thức tổ chức tập luyện
Các bài tập trên tuỳ theo từng nội dung có thể tập luyện cả nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
Nội dung nhận xét, đánh giá
Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn theo các nội dung sau: Hướng thăng của gối trong động tác chạy bộ; tính nhịp điệu khi chuyển trọng tâm trong động tác bụng; mức độ phối hợp tay, chân và thân mình khi thực hiện tổ hợp động tác.
[trang 50]
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÉO LÉO
1. Cơn lốc xoáy
Chuẩn bị
- Sân có chiều dài và chiều rộng khoảng 10 x 25m, đảm bảo mỗi đội chơi cách nhau khoảng 6 - 8 m. Đầu và cuối sân để các cọc nấm đánh dấu vị trí xuất phát và vạch giới hạn của các đội.
- Chia số người chơi thành các đội đều nhau, mỗi đội chơi khoảng 5 - 7 người xếp theo hàng dọc đứng ở sau cọc nấm xuất phát.
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu tiên chạy vòng qua vạch giới hạn rồi chạy về vị trí xuất phát kéo theo người thứ hai; hai người tiếp tục thực hiện như người đầu tiên và kéo theo người thứ ba rồi liên kết đến người cuối cùng tạo thành "cơn lốc xoáy" chạy vòng qua cọc nấm của vạch giới hạn (H.8) Trong khi chơi, nếu bị đứt hàng thì cả đội phải nối lại hàng rồi tiếp tục trò chơi. Đội nào về vị trí xuất phát đầu tiên sẽ thắng cuộc.
Hình 8. Trò chơi "Cơn lốc xoáy"
2. Cao hay thấp
Chuẩn bị:
- Dây đàn hồi dài 5 - 7 m.
- Chia số người chơi thành các đội đều nhau, mỗi đội khoảng 6 - 10 người đứng trong khu vực hình chữ nhật có kích thước khoảng 4 x 8 m. Mỗi đội cử hai người cầm dây. Đội chơi là đội chui hoặc nhảy qua dây. Người cầm dây thuộc đội đối phương.
[trang 51]
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người cầm dây chạy từ đầu sân đến cuối sắn, dây có thể cao (bắt buộc ngang tầm bụng trở lên) hoặc thấp (bắt buộc ngang tầm gối trở xuống). Thành viên của các đội phải cúi người chui qua nếu dây cao hoặc nhảy qua nếu dây thấp. Người chơi bị mắc vào dây sẽ bị loại ra khỏi sân (H.9). Sau từ 4 - 5 lượt chơi, đội nào còn nhiều người trong sân hơn sẽ thắng cuộc.
Hình 9. Trò chơi "Cao hay thấp"
VẬN DỤNG
1. Em hãy nêu cách thực hiện một động tác trong Bài thể dục nhịp điệu và thực hiện.
động tác đó.
2. Em hãy tìm ra những động tác có thể sử dụng để biến đổi đội hình trong tập luyện và biểu diễn.
3. Vận dụng Bài thể dục nhịp điệu vào tập luyện thể dục giữa giờ, biểu diễn kết hợp với âm nhạc và dụng cụ.