Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh.
Lưu Quang Vũ
GIỚI THIỆU BÀI HỌC (Trang 38)
Thuở ấu thơ, em đã được nghe những giai điệu yêu thương từ trái tim của ông bà, cha mẹ và những người thân yêu. Những giai điệu ấy gieo vào tâm hồn em những tình cảm tốt đẹp và qua năm tháng sẽ lớn lên thành tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,
Các bài thơ được viết theo thể bốn chữ, năm chữ và một văn bản kết nối về chủ đề trong bài học này là những cung bậc, giai điệu khác nhau của khúc nhạc tâm hồn, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp những giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống.
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vẫn, nhịp, biện pháp tu từ.
Nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này.
Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Đọc
(trang 39)
TRI THỨC NGỮ VĂN
Một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ và thơ năm chữ
- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.
- Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vẫn có thể gieo liên tiếp (vẫn liên) hoặc cách quãng (vân cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vẫn hỗn hợp)...
- Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.
- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao), về, thích hợp với việc kể chuyện; hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi.
Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất,... của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự.
VĂN BẢN ĐỌC
VĂN BẢN 1. Đồng dao mùa xuân, Nguyễn Khoa Điềm
VĂN BẢN 2. Gặp lá cơm nếp, Thanh Thảo
VĂN BẢN 3. Trở gió, Nguyễn Ngọc Tư
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.
(1) Đồng dao: thơ ca dân gian dành cho trẻ em. Đồng dao bao gồm nhiều loại: lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em.... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Đồng dao thường được làm theo thể bốn chữ hoặc năm chứ.
(2) Vè: một thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, phổ biến mỗi dòng bán thuộc năm chữ
2. Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.
ĐỌC VĂN BẢN (Trang 40)
Đồng dao mùa xuân
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa.
Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều
Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo
Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ
Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành
Anh ngồi lặng lẽ
Dưới cội mai vàng
Dài bao thương nhớ
Mùa xuân nhân gian
Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Tuổi xuân đang độ
Ngày xuân ngọt lành
Theo chân người lính
Về từ núi xanh...
(Thơ Nguyễn Khoa Điểm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr. 85-86)
SAU KHI ĐỌC (Trang 41)
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên – Huế. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974). Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986),... |
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó.
2. Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
3. Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?
4. Hãy tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?
5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.
6. Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
Thực hành tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ (Trang 42)
1 Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa.
2 Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hoà bình/ Anh không về nữa.
3 Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
4 Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
5 Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
6 Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.
Nhận biết biện pháp tu từ nói giảm nói tránh Đọc những câu sau và chú ý các từ ngữ được in đậm: (1) Anh bạn dãi dầu không bước nữa Áo bào thay chiếu anh về đất (Quang Dũng, Tây Tiến) Không bước nữa, bỏ quên đời, về đất là những cụm từ có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để nói về cái chết mà không gây ấn tượng đau thương, mất mát. (2) Thầy cô Pha chỉ chê có mỗi một câu: "Phải cái nhà nó khí thanh bạch" thì mẹ cô Pha kêu lên rằng: "Chao ôi, thấy nó chỉ nghĩ lần thần sự đời. Nghèo thì càng dễ ở với nhau. Tôi chỉ thích những nơi cũng tiềm tiệm như mình". (Tô Hoài, Khách nợ) Khí thanh bạch là cụm từ có sử dụng biện vu kí) pháp tu từ nói giảm nói tránh thay cho từ nghèo để giữ phép lịch sự. Những cách nói giảm nói tránh thông dụng: Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt Ví dụ: Cụ ấy chết rồi. => Cụ ấy quy tiên rồi. Dùng cách nói vòng Ví dụ: Kết quả học tập của con dạo này kém lắm. => Con cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập. Dùng cách nói phủ định Ví dụ: Bông hoa này xấu lắm. => Bông Da từ hoa này không đẹp. |
Văn bản 2 (trang 43)
VĂN BẢN 2
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).
2. Xôi là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.
ĐỌC VĂN BẢN
Gặp lá cơm nếp
THANH THẢO
Xa nhà đã mấy năm
Thèm bát xôi mùa
gặt Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng.
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương.
Cây nhỏ rừng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi.
(Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 38-39)
SAU KHI ĐỌC (trang 44)
Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi. Ông là một nhà thơ, nhà báo, được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988),...
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
2. Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
3. Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp"?
4. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
5. Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
VĂN BẢN 3
ĐỌC VĂN BẢN
Trở gió
NGUYỄN NGỌC TƯ(1)
Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu đời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt(2) đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sáng từng giọt tỉnh tang, thoảng và e dẻ, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tân văn. tiểu thuyết... Văn của Nguyễn Ngọc Tự trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tình tố, nhạy cảm, giàu yêu thương. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tập hợp trong một số cuốn sách tiêu biểu như: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005). Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005). Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020)
(2) Quên phứt (như quên phật, quân béng): quên hẳn đi, không còn nhớ đến.
không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm(1), khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ [...]. Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó – bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi(3), cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái(4) đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng(5).
Tôi thường đòn gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mùng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chối ra quét sân, đứng trong gió đầm đia tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, gió nấy là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gi đâu, tay mình vẫn trắng như vầy... Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống....
Nhưng tôi vẫn mong gió chương về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi giỏ bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tung (7), háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp nấy chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ử hự, lụi hụi mà hết năm...”. Dường như tâm trạng mả khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà.
10 Mừng húm: mừng rơn, mừng đến mức có cảm giác rộn ràng trong lòng.
* Xấp xãi: vội vàng, gấp rút. (*) Chái gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi theo lối kiến trúc dân gian. Gió chương: gió mùa đông bắc, theo cách gọi của người Nam Bộ. Khi thổi mạnh, gió chướng đưa nước mận thâm
Lãng nhách: rất chân và tẻ nhạt. nhập sâu vào các con sông, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất. * Gấp rãi (như gấp rút hết sức khẩn trương để có thể xong trong khoảng thời gian ngắn nhất. 7 Nhây cà tưng, nhảy cẫng lên. (* Gió bấc: gió mùa đông bắc.)
Tô Mây cả tương nhấy cầng lên. * Giờ bắc gió mùa đông bắc.
Má, tánh lo xa. Chứ giỏ chương vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rua thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương. Đáng chờ đợi lắm, vì mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch. Gió thổi tạnh ráo những đôi chân suốt một mùa đẩm địa trên đồng bãi. Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc mía trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc líu, căng bóng, [...] nửa đêm dơi ăn rớt lịch bịch ngoài hè. Còn dưa hấu nữa, ui chao...
[...] Gió chướng với tôi, một đứa bấp bỏm văn chương, nó “gọi” khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng", ngay lập tức tôi sẽ chết giấc" trong nỗi nhớ quê nhà. Và những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện ra, những nhi rom(5) vướng cần nhánh mẹ, giống bạc hà cháy là, con nước rong linh đình lém bở sông, má đứng rê lúa, trấu bay xả quần (1) về cuối gió, vài buổng cau quá lứa thắp lửa trên cao, tiếng chảy quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước... Trới lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tẩm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng
không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bản một mùa gió cho tôi?
(Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 7-10)
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
2. Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ
3. Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"?
đợi gió chướng? Tánh tình. Liếp luống. 10. Bấp bóm (như bập bồm): biết một cách không chắc chắn và không đầy đủ, chỗ được chỗ không. Chết giấc: ở đây có nghĩa là lặng đi vì xúc động mạnh Núi rom: rơm bị kết thành từng bùi (nghĩa trong văn bản). * Lém mấp mé (nghĩa trong văn bản). Rê lúa: làm sạch thóc bằng cách cầm nghiêng miệng thùng cho thóc rơi từ trên cao xuống trước gió để những
Giống dài đất phù sa nồi cao lên, thường ở ven sông. th Con nước rong linh đình: dòng nước lớn, lênh đênh, nay đây mai đó vô định.
hạt lép và bụi bẩn bay đi.
nh Xà quần, luẩn quẩn, loanh quanh, di chuyển thành vòng tròn nhiều lần xung quanh một chỗ.
4. Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Thực hành tiếng Việt (trang 47)
4. Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Thực hành tiếng Việt
1 NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
1. Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp là cơm nếp?
– Nêu cách hiểu của em về cụm từ thơm suốt đường con trong khổ thơ sau:
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
• Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát... Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?
– Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?
BIỆN PHÁP TU TỪ
• Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
a. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống...
b. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tình tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
6 Trong những câu sau, biện pháp từ từ nhân hoá mang lại hiệu quả gì?
a. Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tấm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
b. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần.