Sách Giáo Khoa 247

Ngữ Văn 7 - Tập 1 - Đọc (trang 10) | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Đọc (trang 10) và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 7 - Tập 1 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trẻ thơ tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì....

Gia-cô-mô Lê-ô-pác-di (Giacomo Leopardi)

GIỚI THIỆU BÀI HỌC (Trang 9)

  • Nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, tác giả của Hoàng tử bé, từng khẳng định rằng chỉ con mắt trẻ em mới có thể cảm nhận một cách thuần khiết vẻ đẹp phong phú và bí ẩn của thế giới. Các em đang "sở hữu" cái nhìn kì diệu ấy của tuổi thơ.
  • Đến với các tác phẩm truyện và một bài thơ kết nối về chủ đề trong bài học này, các em sẽ “gặp gỡ" bầu trời tuổi thơ của chính mình. Hãy mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận về thiên nhiên, con người, nhịp sống quanh ta và gìn giữ những trải nghiệm đó để tuổi thơ mãi là dòng sông trong mát đồng hành cùng chúng ta trên mọi chặng đường đời.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
  • Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
  • Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
  • Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
  • Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

Đọc

(Trang 10)

TRI THỨC NGỮ VĂN

Đề tài và chi tiết

• Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học. Để xác định đề tài, có thể dựa vào loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, để tài phiêu lưu,..), không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, để tài thành thị..). loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (để tài trẻ em, để tài người nông dân, đề tài người lính,...)... Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.

• Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện,..) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.

Tính cách nhân vật

Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ, Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.

Văn bản tóm tắt

Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Các thành phần chính và trạng ngữ của câu thường được mở rộng bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

VĂN BẢN ĐỌC

VĂN BẢN 1. Bầy chim chia với, Nguyễn Quang Thiều

VĂN BẢN 2.  Đi lấy mật (trích Đất rừng phương Nam), Đoàn Giỏi VĂN BẢN 3. Ngàn sao làm việc, Võ Quảng

VĂN BẢN 3. Ngàn sao làm việc, Võ Quảng

VĂN BẢN 1

TRƯỚC KHI ĐỌC (Trang 11)

Hãy chia sẽ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ am. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.

ĐỌC VĂN BẢN

Bầy chim chìa vôi

NGUYỄN QUANG THIỀU

Theo dõi

Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm.

Khoảng hai giờ sáng Mơn tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi

- Anh Mến ơi, anh Mên!

- Gì đây? Mày không ngủ áp - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

- Anh bảo mưa có to không?

- Lại chẳng to. Thế mày không nghe thấy gì à?

- Nhưng anh bảo nước sông lên có to không?

- Bây giờ phải ngập đến cánh bãi dưới rồi.

- Thế anh bảo...

- Bảo cái gì mà bảo lắm thế – Mên gắt em nó

- Em bảo - Mon ngập ngừng - Thế cái bãi cát giữa sông đã ngập chura?

- Ừ nhỉ - Giọng thằng Mên chợt thảng thốt. - Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi.

Theo dõi

Chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon?

- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuổi mất.

- Tao cũng sợ.

- Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?

- Chim thì bơi làm sao được. Mày làm chim chìa vôi cứ như vịt ấy.

Hai đứa bé nằm trong chiếc chăn dạ đã rách nhiều chỗ thì thầm nói chuyện. Bên ngoài mưa vẫn to. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy. (trang 12)

– Chiều qua em theo bố đi kéo chũm(1) ở gần cống sông ấy.

- Thế thì sao?

– Bố bảo chỉ có ở sông làng mình chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Sao nó lại không làm tổ ở trên bờ hả anh?

- Tao không biết.

[...] Hai đứa bé nằm im, nhưng không ngủ.

Theo dõi

Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê của Mên và Mon.

Có lẽ bố chúng nó nói đúng. Chỉ ở khúc sông làng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thế. Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một dải cát. Sau một thời gian, những đám rong sông tốt bời bời héo dần làm thành một lớp đệm trên cát. Vào lúc đó, những con chim chìa vôi mảnh khảnh và ít lời từ hai bờ sông bay ra bãi cát. Chúng tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng. Khi những con chim chìa vôi đã đủ lông cánh cũng là lúc có những đám mây lạ từ dãy núi đá vôi Hoà Bình bay về báo hiệu mùa mưa. Những tiếng sấm sau mỗi đêm lại chuyển dần từ một chân trời xa về bên kia sông. Và bất chợt một đêm nào gần sáng, sắm nổ vang trên nóc nhà và mưa ném xuống. Con sông Đáy cựa mình lớn lên. Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ. Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát thì những con chim chia või non lần đầu tiên trong đời đập cánh bay lên. Những con chim bé bỏng bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay vào bờ. Và đến mùa khô sang năm chúng lại ra dải cát nổi bắt đầu mùa sinh nở của chúng [...]

(1) Chũm: một loại lưới vó, thường thả ven sông, hồ... dùng để bắt cá, tôm.

Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mưa liên miên và nước sông dâng lên rất nhanh. (trang 13)

- Anh ơi! – Thằng Mon lại thì thào gọi.

- Gì?

- Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?

Dự đoán

Bầy chim chìa vôi non có bay vào bờ không?

- Chưa.

- Tổ chim sẽ bị chìm mất.

Bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không?

Thằng Mên nằm im lặng không trả lời em nó. Lâu sau nó hỏi:

– Thế làm thế nào bây giờ?

- Hay mình mang chúng nó vào bờ.

- Bây giờ nước to lắm, làm sao mà lội ra ra đấy được.

– Em không biết.

Hai đứa bé lại nằm im lặng. Mưa vẫn đổ xuống mái nhà và gió vẫn thổi vào phên cửa liếp cành cạch.

- Chiều qua bố kéo chũm được một con cá măng.

- Thế mà cũng khoe, ai mà chẳng biết. 

- Cả một con cá bống rất to và đẹp. Em lấy trộm con cá bống.

- Thế để đâu rồi? – Thằng Mên quay sang phía em nó hỏi.

- Em thả vào chỗ cống sông rồi. Anh bảo đấy có phải là con bống ở hốc cắm sào đò dưới bến không?

- Mày có nhìn thấy cái chẩm đen to ở vây nó không?

- Em không nhìn. Chiều về đổ giỏ cá ra chậu, bố kêu mất con bống. Bố bảo có khi con cá măng ăn con bống rồi. Bố bảo mẹ mổ con măng ra xem có con bống trong bụng nó không.

- Hí hí. – Thằng Mên bật cười khoái chí.

– Cái hốc cắm sào đó ngập bủm(1) rồi anh nhỉ?

– Ngập từ chiều hôm kia rồi. Ngập đến mái nhà con bống cũng chẳng sợ.

- Anh ơi...

(1) Ngập bùm: ngập hết.

- Gì? (trang 13)

- Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng nó vào bờ, anh ạ.

- Đi bây giờ à? – Thằng Mên hỏi sau một phút im lặng.

- Vâng, cử lấy đò của ông Hảo mà đi. [...]

(3)

Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng chúng chừng gần hai cây số con đò mới tạt được vào bở.

- Vào bờ rồi anh ơi. – Thằng Mon kêu lên sung sướng.

- Chứ còn sao. – Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn: – Nào xuống đò được rồi đấy.

Theo dõi

Chú ý cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên.

Hai anh em thằng Mên lập cập tụt khỏi đò.

– Mình để đò lại đây hả anh?

– Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đấy.

Thằng Mên quấn cái dây buộc đò vào người nó và gò lưng kéo. Phía sau, thằng Mon lội bì bõm đầy.

- Cái dải cát chưa chim đâu anh nhỉ?

- Chắc là chưa.

Khi hai đứa bé đưa được con đò trở về chỗ cũ thì trời đã tang tảng sáng. Chúng vội vã tìm cách buộc đò lại. Rồi ngay sau đó, cả hai đứa bé không nói gì và cùng chạy ngược lên đoạn bở sông đối diện với dải cát.

- Anh có nhìn thấy gì không?

- Tao chưa nhìn thấy, còn tối lắm.

- Thể anh bảo đã ngập hết chưa?

Để tao nhìn xem. - Thằng Mên nói và ngồi thụp xuống. Nó căng mắt nhìn sát mặt sông. 

- Ướt cánh, chim nó có bay được không?

- Mày lội ra đấy mà hỏi.

- Anh ơi, có khi bố dậy rồi đấy.

Sau câu nói của thằng Mon, cả hai đứa trẻ bắt đầu thấy sợ. Từ phía ngôi nhà của

chúng ở chân đê vọng lại tiếng người lớn gắt gỏng điều gì đấy. Hai đứa trẻ vẫn căng

mắt nhìn ra giữa dòng sông. Trời đã sáng.

- Anh ơi, kia kia, bãi cát. - Thằng Mon chợt kêu lên.

- Ừ, đúng rồi. Vẫn chưa ngập hết. Còn bằng cái mũ thôi.

- Anh bảo bầy chim còn ở đó không?

- Không biết. Nhưng bố báo khi nước vừa ngập hết thì chim mới bay lên.

- Anh ơi, kia kia, bãi cát. - thằng Mon chợt kêu lên.

– Ừ, đúng rồi. Vẫn chưa ngập hết. Còn bằng cái mũ thôi.

- Anh bảo bầy chim còn ở đó không?

- Không biết. Nhưng bố bảo khi nước vừa ngập hết thi chim mới bay lên.

- Sao chúng lại không bay trước?

- Làm sao mà tao biết được.

Hình dung

Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.

Khi ánh bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông thì cũng là lúc dòng nước khổng lồ nuốt chúng phần còn lại cuối cùng của dải cát. Và trong mắt hai đứa trẻ, một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Hai đứa bé không kêu lên được một tiếng nào. Người chúng như đang ngùn ngụt toả hơi nóng.

Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, con chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy chim non tránh nước lên theo đến đó. Cứ như thể chúng tiến dần đến phần cao nhất của dải cát. Và cứ thể bầy chim non nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp và đập cánh suốt đêm. Chim bố và chim mẹ vừa đập cánh theo đàn con vừa dẫn chúng đi. Hình như chúng biết chính xác khi nào thì đàn con chúng mới đủ sức để nâng mình lên khỏi mặt đất một cách đảm bảo. Nếu bầy chim con cất cánh sớm hơn, chúng sẽ bị rơi xuống dòng nước trên đường từ bãi cát vào bờ. Và nếu chúng cất cánh chậm một giây thôi, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chim. 

Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim như đuối sức. Đôi cánh của nó chợt như dừng lại, nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xoè rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

Đối chiếu

Cuộc ''cất cánh" của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không?

Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng. 

Theo dõi

Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên.

Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cảnh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng bầy chim non đã thực hiện xong chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã ha xuống bên một lùm đứa dại bờ sông.

Hai anh em thằng Mên vẫn đứng không nhúc nhích.

Trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa của chúng hùng lên ánh ngày. Thằng Mên lặng lẽ quay lại nhìn em nó. Và cả hai đứa bé nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào.

-Tại sao mày lại khóc? – thằng Mên hỏi.

- Em không biết, thế anh?

Hai anh em thằng Mên nhìn nhau và cùng bật cười ngượng nghịu. Rồi bỗng cả hai đứa cùng quay người và rướn mình chạy về phía ngôi nhà của chúng. Được một đoạn, thằng Mon đứng lại thở và gọi:

– Anh Mên, anh Mên. Đợi em với. Không em ử chơi với anh nữa.

(Nguyễn Quang Thiều, Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr. 136-146) 

SAU KHI ĐỌC (trang 16)

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại Hà Nội. Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,... trong đó có một số tập truyện dành cho thiếu nhi: Bí mật hồ cá thần (1998), Con quỷ gỗ (2000), Ngọn núi bà già mù (2001),... Viết cho thiếu nhi, truyện của Nguyễn Quang Thiều chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện sự nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật của tâm hồn trẻ thơ.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Em hãy xác định đề tài và ngôi kể của truyện Bầy chim chìa vôi.

2. Chỉ ra đâu là lời người kế chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau:

Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoáy mình sang phía anh nó, thì thào gọi:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

- Gì đấy? Mày không ngủ à? – Thâng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoành như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

3. Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?

4. Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em nhận ra được những nét tính cách nào của nhân vật Mon?

5. Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3). Em hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát tính cách của nhân vật Mên.

6. Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có án tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?

7. Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất).

Thực hành tiếng Việt(trang 17)

MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ

1 So sánh các câu trong từng dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc

mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a. - Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

- Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

b.  - Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của cầu bằng cụm từ. Ví dụ:

- (1) Đêm, trời mưa như trút nước.

- (2) Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước.

- Trạng ngữ trong câu (1) là một tử, trạng ngữ trong câu (2) là cụm từ. Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng hơn so với trạng ngữ trong câu (1). Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trồng câu (2) cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc trời mưa như trút nước.

c. - Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

- Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

d. - Trên nóc một lô cốt. người phụ nữ trẻ đang phới thóc.

- Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

2 Hãy viết một câu có trạng ngữ là một tử. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

TỪ LÁY (trang 18)

3 Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:

a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.

b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

VĂN BẢN 2 (trang 18)

TRƯỚC KHI ĐỌC 

Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,..). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

ĐỌC VĂN BẢN

Đi lấy mật

Trích Đất rừng phương Nam(1), ĐOÀN GIỎI

Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí.

Hình dung

Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An.

(1) Đất rừng phương Nam là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Tác phẩm gồm 20 chương, đã được dựng thành phim Đất phương Nam (1997). Đất rừng phương Nam kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thủ vị. Đoạn trích Đi lấy mật là tên chương 9, kể lại một lần Ân theo tía nuôi (cha nuôi) và Có đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

thảo mộc thở ra từ bình mình. Ánh sáng trong vắt, hơi gọn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm(1) rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh.

Theo dõi 

Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vât.

Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang cái gùi(2) bằng tre đan đã trát chai(3), tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc(5) ấy lôi phăng nhánh gai chẳn đường vứt ra một bên để lấy lối đi. Thằng Cò đội cái  thúng to tướng, trong thùng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tôi đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuống (6) đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.

Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi "ăn ong"(7) đây! Mấy hôm trước, má nuôi tôi đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe cách gác kèo ong thể nào, nhưng tôi vẫn chưa hình dung được “ăn ong” ra sao. Những điều má nuôi tôi kể, trong các sách giáo khoa không thấy nói. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chung chung về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong, đại khái vậy thôi. Hiển nhiên từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách theo dầu đường bay của những con ong về tổ. Người ta phải khó nhọc lắm mới đưa được con ong rừng về nuôi thành con ong nhà, vì như thế, việc lấy mật sẽ dễ dàng và bảo đảm hơn.

(1) Tràm cây thân gỗ, vỏ cây dùng để tràm thuyên, là được sử dụng để làm được liệu và tình đầu. 

(2) Gùi: đồ vật đan bằng mây, tre, được người dân vùng núi dùng để đựng đồ đạc, thường mang trên lưng.

(3) Chai: một loại nhựa cây, thường được dùng để trám vào các kê hở, quét, trát lên các đồ vật bằng tre, bền, không thấm nước.

(4) Chà gạc: dao đi rừng của người dân tộc thiểu số ở một số vùng.

(5) Tấc: đơn vị đo độ dài cũ, bằng một phần mười thước mộc (0.0425 m) hoặc bằng một phần mười thước đo vài (0.0645 m).

(6) Xuồng: thuyền nhỏ không có mái che.

(7) Ấn ong: nuôi và lấy mật ong rừng.

Trong kho tàng kinh nghiệm của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.

- Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hằng đi! - Tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy.

Theo dõi 

Chú ý những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò.

Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu! Chúng tôi đã bơi xuống đi từ lúc gà vừa gáy rộ canh tư. Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là!

Tía nuôi tôi ngồi tựa lưng vào một gốc cây ngái, nhối thuốc lá vào tấu. Con chó săn trung thành bao giờ cũng ngồi bảo vệ bên chân chủ. Thằng Cò bung vỏ nước ra, ngửa cổ kể miệng vào vò uống nước ủng ực. Bỗng nó đặt vỏ nước xuống, thúc vào lưng tôi:

– Đổ mày biết con ong mật là con nào?

Hỏi xong, nó đưa tay trỏ lên phía trước mặt. Tôi đảo mắt nhìn khắp nơi vẫn không thấy gì. Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm, vì không chủ ý mà tôi không nghe chăng?

Cao quá đầu tôi một với tay, có những chấm đen không nhúc nhích. Đó là ruồi xanh đang bay đứng. Óng ảnh lướt những lá bông súng dưới vũng kia là con chuồn chuồn bay ngang với những cánh mỏng và dài. Bé như hạt khế, cứ lắc lư lắc lư từ đất nhoi lên và đáp vào một cành ngải khô trên đầu tía nuôi tôi là điệu bay của con mối cánh.

- Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.

Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười, quay sang tôi:

- Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh trảm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhé. Nó tới liền bây giờ.

Theo dõi

Cò giảng giải cho An những gì?

Đã lâu lắm mà sao tôi chưa thấy gì cả. Tôi vừa toan đứng dậy thì tía nuôi tôi đã đến cầm tay tôi trở lên:

- Đó, con thấy nó chưa?

– Thấy rồi!

Tôi kêu khe khẽ. Ờ, phải rồi! Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sứ giả của bình minh này. Một con... hai con... ba con... Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một xâu chuỗi hạt cườm, trong những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đũa vụt qua rất nhanh. Trên những ngọn tràm cao, đang lướt qua một đàn li ti như nắm trầu bay, phát ra những tiếng kêu eo... eo... eo... eo... Tiếng kêu thật nhỏ, không chú ý theo dõi thì không thể nào nghe được.

Hình dung

Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng.

Chúng tôi giở những nắm cơm vắt ra(1). Ăn xong, bấy giờ bóng nắng mới bắt đầu lên. Gió cũng bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ẩm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biển đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đó hoá tím xanh,... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tử tán. Con núp chỗ gốc cây thủ biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngải thì biển ra màu xanh lá ngải.

Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trăng(2) rộng. Giữa vùng có tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vợt cất cánh bay lên. Chim áo giả màu nâu, chim manh manh mô đỏ bóng như máu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt... Những con chim nhỏ bay vũ và kêu líu ríu lượn vòng trên cao một chốc, lại đáp xuống phía sau lưng chúng tôi.

- Chim đẹp quá, Cò ơi! – Tôi tặc lưỡi, kêu lên.

- Thứ chim có này mà đẹp gì!

- Ở đây chim nhiều quá. [...]

(1) Cơm vắt: com nắm.

(2) Trảng: khoảng đất rộng không có cây hoặc ít cây giữa rừng hay giữa hai khu rừng.

– Thứ đổ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết...

Nó nói một cách lơ là như vậy rồi cứ cắm cúi đội cái thúng đi. Tôi muốn hỏi về cái “sân chim", nhưng vì tự ái và nghĩ nếu mình gặp cái gì cũng hỏi thì nó sẽ khinh mình dốt, bèn im im đi tới.

[...] Tôi chẳng hỏi gì thêm, cứ lặng thinh. Nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt khó đăm đăm của tôi, cứ nằm tay tôi lôi đi, lại còn khoát tay ra hiệu bảo tôi đi thật khẽ. Tôi nhìn theo ngón tay nó trở lên một kèo ong gác trên cây trảm thấp. Tổ ong kia rồi!

Sự mừng rỡ làm tôi quên phắt cái bực mình vừa qua. Tôi lại hỏi:

- Sao biết nó về cây này mà gác kèo?

- thằng mau quên hé! Vậy chớ mấy bữa nay, má nói gì cho mày nghe đó? – Nó chành môi ra cười hì hì, trông cái miệng thấy ghét quá.

Tôi ngước nhìn tổ ong như cái thúng, lúc nhúc không biết bao nhiêu ong, dần dần nhớ lại lời má nuôi tôi kế:

-... Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu cây! Một cây còn biết bao nhiêu nhánh! Biết con ong sẽ đóng tổ ở cây nào, nhánh nào? Có phải bạ chỗ nào nó cũng gới mật đâu! Nhưng làm nghề nào rồi khắc phải thạo nghề ẩy con ạ! – Má nuôi tôi đưa mắt trông ra những cánh rừng tràm lờ mờ khuất sau những bụi cây bình bát dại mọc quanh hè, ngắm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: – Gió thổi có hướng, cây tốt cũng có vùng. Chọn được vùng rừng tốt, biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa, mình mới định chỗ gác kèo. Phải xem hướng gió, tỉnh trước đường bay của ong mật. Đó là những chỗ “ẩm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thằng vào và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn, người đồn củi lội đến...

Tóm tắt

Nội dung câu chuyện của má nuôi An.

– Kèo là gì, hở má?
– Ờ, kèo cũng là nhánh tràm thôi. Nó to cỡ cổ tay, mang nhiều nhánh con tua tủa vào quãng giữa. Minh chặt lấy một khúc dài non thước tây, một đầu có cái nhánh con dùng làm cái mấu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây nào vừa kín, vừa im, có ít nhiều bỏng nắng kia! Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, đễ bị ẩm. Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây trám xong, phải “rửa” bót những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng Mười một. Những cơn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ tời gian khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mới thì con ong mật chúa kị, nó không bao giờ đóng tổ đâu....

(1) Rửa bớt: tỉa, chặt bớt (nghĩa trong văn bản).

- Coi bộ cũng không khó lắm hở má?

Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành. Tôi cũng cười theo. Bả đằng hắng, nói:

- Chẳng dễ đâu, con ạ! Nhiều người trở thành "dân ăn ong” đã năm mười năm trong nghề, vậy mà gác kèo xong tới mùa mật, mang gùi lên lưng vào rừng, lại mang gùi không trở về.

Theo dõi

Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

- Ủa! Tại sao vậy, má?

- Định không đúng chỗ, đoán sai hướng gió chứ sao!

Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây trảm thấp kia.

So sánh 

Sự khác biệt trong ''thuần hóa'' ong rừng của người dân vùng U Minh.

[...] Tôi ngồi nhìn lên kèo ong, thấy nó cũng giống như những tổ ong rừng vẽ trong sách vậy thôi. Nhưng có điều khác là không phải ngẫu nhiên mà nó đóng trên một cành cây nào đó. Chính tía nuôi tôi đã định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng tổ... Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. Người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang tri, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây. Người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sảnh, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ. Ở Phi châu người ta đục ruỗng một khúc thân cây, vít kín hai đầu, chỉ chừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau... Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.

Những con ong vẫn nổi cánh nhau bay đi bay về trên tổ, trước mặt chúng tôi kia. Con nào cũng lượn một vòng tròn trước khi đáp xuống. Người ta bảo rằng đó là vũ điệu bảo hiệu của loài ong.

[...] Chúng tôi ngồi ăn cơm dưới một bụi cây tràm râm mát. Bóng nắng nghiêng nghiêng rọi chếch xuống chỗ tôi ngồi. Mấy con gầm ghi sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề. Lâu lâu, vài ba trái quả vàng rụng rơi lộp bộp, lăn vào cạnh chân tôi như hòn bị.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2015, tr. 148-159)

(1) Mễ Tây Cơ: Mê-xi-cô (Mexico)

(2) Gầm ghì: một loài chim thuộc họ bồ câu)

tranh nhau với bay vẹt mo do, granh mơ nhưng qua chin tren cay bo de Lau lau, vai ba trái quả vàng rụng rơi lộp bộp, lẫn vào cạnh chân tôi như hơn bí.

Mã Tây Cơ M-x-co (Mexico).

(Đoàn Giỏi, Đất răng phương Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2015, tr. 148-159)

Gầm phà một loài chim thuộc họ bồ câu

SAU KHI ĐỌC (trang 24)

Đoàn Giỏi (1925-1989) quê ở Tiền Giang. Ông là nhà văn của miền đất phương Nam. Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi đây. Nhà văn đã tái hiện thành công vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng nghĩa tỉnh. Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương cũng góp phần quan trọng làm nên sức cuốn hút cho tác phẩm. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957)...

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đoạn trích có những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật đó.

2. Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?

3. Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.

4. Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?

5. Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác,..)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật Ân.

6. Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.

Thực hành tiếng Việt (trang 24)

MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ

1 Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh,...

2 Chủ ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn.

a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ để.

3 Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn.

a. Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.

b. Rừng cây im lặng quá.

c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau..

4 Các câu sau có thành phần chính là một tử. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.

a. Gió thổi.

b. Không khí trong lành.

c. Ong bay.

VĂN BẢN 3 (trang 25)

ĐỌC VĂN BẢN

Ngàn sao làm việc

VÕ QUẢNG

Bóng chiều toả ra nhanh Trên các bờ bụi rậm Đồng quê đang xanh thẫm Bỗng chốc trở tối mò

Trâu tôi đã ăn no

Bước giữa trời yên tĩnh Trâu tôi đi đúng đình Như bước giữa ngản sao

Sông Ngân Hà(1) nao nao Chảy giữa trời lồng lộng. Sao Thần Nông (2) toả rộng Một chiếc vỏ bằng vàng, Đón những sao dọc ngang Như tôm cua bơi lội.

Phía đông nam rời rọi Ai đặt một chiếc nơm (4) Rờ rỡ ngôi sao Hôm (5) Như đuốc đèn soi cá.

Bên trời thêm rộn rã Cả nhóm Đại Hùng tinh Buông gàu bên sông Ngân Suốt đêm lo tát nước...

Ngàn sao vui làm việc Mãi đến lúc hùng đông Phe phẩy chiếc quạt hồng Báo ngày lên về nghỉ.

(Tuyển tập Võ Quảng, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1998, tr. 170-171) 

Phe phẩy chiếc quạt hồng Bảo ngày lên về nghi.

(Tuyển tập Võ Quảng, tập II.

NXB Văn học, Hà Nội, 1998, tr. 170-171)

SAU KHI ĐỌC (trang 26)

Võ Quảng (1920 - 2007) quê ở Quảng Nam. Ông sáng tác thơ, truyện, viết kịch bản phim hoạt hình và dịch một số tác phẩm văn học nổi tiếng của thế giới. Một đời cầm bút, Võ Quảng đã dành trọn tình yêu, tài năng và tâm huyết cho trẻ em. Thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng giản dị, trong sáng, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo; ngôn ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, tươi vui. Nhiều tác phẩm của ông được các thế hệ người đọc yêu thích: Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Quê nội (1974)...

(1) Ngân Hà: tên gọi của dải thiên hà, gồm rất nhiều ngôi sao tạo thành, còn gọi là sông Ngân. Vào những đêm trời quang, Ngân Hà hiện lên thành một dải trắng bạc nổi bật trên nền trời.

(2) Thần Nông, chòm sao gồm 10 ngôi gợi liên tưởng đến hình dáng của Thần Nông (một vị thần chuyên trông coi nghề nóng theo quan niệm dân gian), trong đó 5 ngôi xếp thành hình cái mũ cánh chuồn, 5 ngôi còn lại tạo nên một đường cong trông giống hình tấm lưng hơi cúi xuống.

(3) Vỏ: dụng cụ gồm có một mảnh lưới bốn góc mắc vào bốn gọng tre để kéo, dùng để bắt tôm, cá.

(4) Nơm, dụng cụ đan bằng tre, hình chuông, đùng để bắt cả.

(5) Sao Hôm: ten gọi thông thương của sao Kim khi được nhìn thấy vào chiều tối

(6) Đại Hùng tình còn được gọi là chòm sao Giầu Lớn, gồm 7 ngôi sao, có hình dáng như một chiếc gàu múc nước.

TRẢ LỜI CÂU HỎI (trang 27)

1. Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian, không gian nào?

2. Nhân vật "tôi" trong bài thơ là ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật "tôi" trong hai khổ thơ đầu.

3. Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật "tố".

4. Đọc bốn khổ thơ cuối và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Thần Nông, Đại Hùng; sao Hôm.

b. Tìm nét chung ở những hình ảnh so sánh trên.

c. Chọn phân tích một vài chi tiết gợi tả đặc sắc.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 7 - Tập 1

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Toán 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Toán 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Ngữ Văn 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Ngữ Văn 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Tiếng Anh 7 - Tập 1

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Tiếng Anh 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Vật Lí 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Sinh Học 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Lịch Sử 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Địa Lí 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Công Nghệ 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Âm Nhạc và Mĩ thuật 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Gợi ý cho bạn

ngu-van-tap-2-1183

Ngữ Văn Tập 2

Ngữ Văn Tập 2 lớp 11

hoat-dong-trai-nghiem-1-7

Hoạt động trải nghiệm 1

Sách Lớp 1 Cánh Diều

cong-nghe-9-trong-cay-an-qua-846

Công Nghệ 9 (Trồng cây ăn quả)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

ngu-van-12-tap-hai-594

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

ngu-van-6-tap-2-127

Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Cánh Diều Lớp 6

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.