Trang 111
MỤC TIÊU
Ứng dụng các kiến thức đã học về các hình phẳng trong thực tiễn vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống như mĩ thuật, thủ công, xác định phòng học đạt mức chuẩn về ánh sáng....
HOẠT ĐỘNG 1: TẤM THIỆP CỦA EM
Chuẩn bị
- Một tờ bìa A4 (21 cm × 29,7 cm), màu tuỳ ý.
- Giấy màu các loại.
- Kéo, hồ dán hoặc băng dính hai mặt.
- Thước thẳng, bút chì, compa, bút màu hoặc sáp màu.
Địa điểm thực hiện:
- Ở lớp học
- Ở nhà
Gợi ý
Bước 1. Vẽ rồi cắt một hình vuông có cạnh 20 cm từ tờ bìa A4.
Bước 2. Gấp đôi hình vuông (vừa cắt) thành hai hình chữ nhật chồng khít lên nhau.
Trang 112
Bước 3. Vẽ và cắt các hình sau từ giấy màu:
2 hình chữ nhật kích thước 1 cm x 4 cm.
2 hình chữ nhật kích thước 1 cm x 3 cm.
2 hình chữ nhật kích thước 1 cm x 2 cm.
9 tam giác đều cạnh 1,5 cm.
Bước 4. Dán các hình vừa cắt vào mặt trước của tờ bìa gấp đôi (ở Bước 2) theo mẫu dưới đây:
Bước 5. Viết chữ
"Chúc mừng"
Bước 6. Ghi nội dung chúc mừng phù hợp vào mặt trong của thiệp.
HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA PHÒNG HỌC ĐẠT MỨC CHUẨN VỀ ÁNH SÁNG
Chuẩn bị
- Thước dây.
- Giấy, bút.
- Máy tính cầm tay.
- Địa điểm thực hiện: ở lớp.
- Chia thành các nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh.
Gợi ý
- Thực hiện đo và tính diện tích nền của phòng học (S,).
- Đo và tính tổng diện tích các cửa gồm cửa ra vào, cửa sổ (S2).
- Áp dụng công thức tính chỉ số mức ánh sáng của phòng học: A = 2.100.
- So sánh chỉ số A với 20 để kết luận việc đạt mức chuẩn về ánh sáng của phòng học:
- Nếu A < 20 thì phòng học không đủ ánh sáng (không đạt mức chuẩn về ánh sáng).
- Nếu A ≥ 20 thì phòng học đủ ánh sáng.
Lớp học của em có đạt mức chuẩn về ánh sáng không?
Một gian phòng đạt mức chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa không nhỏ hơn 20% diện tích nền nhà.