(trang 93)
Sau bài học này, em sẽ:• Xác định được vị trí địa lí của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới trên bản đồ, lược đồ hoặc quả Địa Cầu. • Nêu và so sánh được một số đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên,...) của các châu lục. • Kể được tên và xác định được vị trí địa lí của các đại dương trên bản đồ hoặc quả địa cầu. • Sử dụng bảng số liệu và lược đồ hoặc bản đồ, so sánh được diện tích, độ sâu của các đại dương. |
KHỞI ĐỘNG
Thành ngữ Việt Nam "Năm châu bốn biển" dùng để nói đến sự rộng lớn của thế giới. Hãy kể tên một số châu lục và đại dương mà em biết. |
KHÁM PHÁ
1. Các châu lục trên thế giới
a) Khái quát chung
Câu hỏi
Đọc thông tin, quan sát hình 1 và bảng 1, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí địa lí của các châu lục trên bản đồ.
- So sánh diện tích của các châu lục trên thế giới.
Trên thế giới có sáu châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Các châu lục có sự khác biệt về diện tích, vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên.
BẢNG 1. DIỆN TÍCH CỦA CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI
Châu lục | Châu Á | Châu Âu | Châu Phi | Châu Mỹ | Châu Đại Dương | Châu Nam Cực |
Diện tích (Triệu km²) | 44,4 | 10,3 | 30,3 | 42 | 8,5 | 14 |
(trang 94)
Hình 1. Lược đồ các châu lục và đại dương trên thế giới
b) Đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi
Đọc thông tin, sử dụng quả Địa Cầu và quan sát các hình từ 2 đến 10, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí của một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn của thế giới trên quả Địa Cầu.
- Nêu một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của các châu lục.
- Châu Á
Địa hình châu Á rất đa dạng, bao gồm núi, cao nguyên (chiếm diện tích châu lục) và các đồng bằng châu thổ rộng lớn. Châu Á có đủ các đới khí hậu (xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới). Châu lục này có nhiều hệ thống sông lớn là Hoàng Hà, Trường Giang, Ấn - Hằng, Mê Công,... và các hồ lớn như Ca-xpi (Caspi), Bai-can (Baikal), A-ran (Aral),... Thiên nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng.
Hình 2. Một phần dãy Hi-ma-lay-a ở Nê-pan (Nepal)
Em có biết?
Đỉnh Ê-vơ-rét (Everest) có độ cao 8 848 m thuộc dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya) là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Hồ Bai-can là hồ sâu nhất thế giới. Hồ chứa khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không đóng băng trên thế giới.
(trang 95)
- Châu Âu
Đồng bằng ở châu Âu chiếm diện tích lãnh thổ và kéo dài từ tây sang đông.
Đồi núi chiếm diện tích lãnh thổ, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam. Châu Âu chủ yếu có khí hậu ôn đới, thiên nhiên thay đổi theo mùa và vị trí gần hay xa biển. Châu lục này có khá nhiều sông, nhưng chủ yếu là các sông nhỏ. Một số sông lớn là Đa-nuýp (Danube), Von-ga (Volga),...
Hình 3. Sông Đa-nuýp đoạn chảy qua Đức
Hình 4. Một phần dãy An-pơ (Alps) ở Thụy Sỹ
- Châu Phi
Địa hình châu Phi khá cao, độ cao trung bình 750 m, chủ yếu có các sơn nguyên xen với bồn địa thấp. Châu Phi có khí hậu khô, nóng bậc nhất thế giới, hình thành các hoang mạc rộng lớn và rất khô hạn như Xa-ha-ra (Sahara), Ca-la-ha-ri (Kalahari),... Mạng lưới sông ngòi của Châu Phi thưa thớt và phân bố không đồng đều; một số sông lớn là sông Nin (Nile), sông Công-go (Congo),... Châu Phi có nhiều hồ lớn như Vích-to-ri-a (Victoria), Tan-ga-ni-ca (Tanganyika),...
Hình 5. Hoang mạc Xa-ha-ra ở Ma-rốc (Marocco)
Hình 6. Xa van ở Kê-ni-a (Kenya)
- Châu Mỹ
Châu Mỹ bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ. Hai lục địa này được nối với nhau bởi eo đất Trung Mỹ.
Địa hình châu lục được chia thành ba khu vực rõ rệt: phía tây là các dãy núi cao; các đồng bằng ở giữa và phía đông là các dãy núi, cao nguyên thấp.
Châu Mỹ có khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
(trang 96)
Thiên nhiên của châu lục rất đa dạng. Hệ thống sông, hồ khá dày. Một số sông lớn là Mi-xi-xi-pi (Mississippi), A-ma-dôn (Amazon),... Một số hộ lớn là hồ thượng hồ Gấu Lớn,...
Hình 7. Một phần rừng A-ma-dôn ở Bra-xin (Brazil)
Em có biết?
Rừng A-ma-dôn ở Nam Mỹ là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới (khoảng hơn 5 triệu km²). Đây được coi là "lá phổi xanh" của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, giúp điều hòa khí hậu và cân bằng hệ sinh thái.
- Châu Đại dương
Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm Thái Bình Dương.
Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm vùng núi phía đông; vùng đồng bằng, bồn địa ở trung tâm và vùng cao nguyên phía tây. Khí hậu của lục địa khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật độc đáo do cách biệt với phần còn lại của thế giới.
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm và rừng dừa bao phủ.
Hình 8. Can-ga-ru (Kangaroo)
Hình 9. Gấu túi
- Châu Nam Cực
Địa hình châu Nam Cực là cao nguyên cao, độ bao phủ bởi một lớp băng dày. Châu Nam Cực có khí hậu lạnh và khô nhất trên Trái Đất. Thực vật ở châu lục rất nghèo nàn, động vật chỉ có một số loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu,...
Hình 10. Chim cánh cụt
Em có biết?
Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác. Châu lục này được ghi nhận là nơi có nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất.
(trang 97)
2. Các đại dương trên thế giới
Câu hỏi
Đọc thông tin, quan sát hình 1 và bảng 2, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí địa lí của các đại dương trên lược đồ.
- So sánh diện tích, độ sâu của các đại dương trên thế giới.
Các đại dương trên thế giới bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt và chiếm hơn 96% lượng nước trên Trái Đất. Năm đại dương gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Các đại dương thông với nhau, tuy nhiên giữa các đại dương có sự khác biệt về diện tích, độ sâu,...
Em có biết?
Các đại dương là ngôi nhà của hơn 230 nghìn sinh vật biển. Tuy nhiên, các đại dương đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và sự suy giảm tài nguyên sinh vật.
BẢNG 2. DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ SÂU TRUNG BÌNH CỦA CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
Đại dương | Đại Tây Dương | Ấn Độ Dương | Thái Bình Dương | Bắc Băng Dương | Nam Đại Dương |
Diện tích (Triệu (km²) | 106,4 | 70,6 | 165,3 | 14,1 | 22,0 |
Độ sâu trung bình (m) | 3 338 | 3 741 | 4 280 | 987 3 | 270 |
(Nguồn: Liên hợp quốc, năm 2022)
LUYỆN TẬP
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.
a) Châu lục, đại dương nào có diện tích lớn nhất trên thế giới?
b) Châu lục, đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trên thế giới?
c) Châu lục nào lạnh và khô nhất thế giới?
d) Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở châu lục nào?
VẬN DỤNG
Trong các châu lục đã học, em muốn được đặt chân đến khám phá châu lục nào? Vì sao em có lựa chọn đó?