Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản) - Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 12: Biện pháp xử lí môi trường nuôi thủy sản và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản) | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 62)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

- Mô tả được một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản.

- Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

Mở đầu

Ngoài biện pháp sử dụng hệ thực vật (Hình 12.1), còn có những biện pháp nào khác được sử dụng để xử lí môi trường nuôi thủy sản? Công nghệ sinh học có vai trò như thế nào trong xử lí môi trường nuôi thủy sản?

Hình 12.1. Xử lí nước nuôi thủy sản bằng hệ thực vật

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

1. Xử lí nước trước khi nuôi thủy sản

Nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển của các động vật thuỷ sản, vì vậy cần xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản. Các loại hoá chất sử dụng phải phù hợp và nằm trong danh mục cho phép. Tuỳ vào điều kiện thực tiễn và loài thuỷ sản mà có biện pháp xử lí khác nhau, tuy nhiên đều cần tiến hành theo một số bước cơ bản như Hình 12.2.

Bước 1. Lắng lọc

Mục đích của lắng lọc là để loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước.

Bước 2. Diệt tạp, khử khuẩn

Bước này nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng không mong muốn.

Bước 3. Khử hóa chất

Khử hóa chất nhằm loại bỏ dư lượng hóa chất sử dụng trong bước 2.

Bước 4. Bón phân gây màu

Bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển, từ đó cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật thủy sản, tạo oxygen, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa và chất thải của động vật trong quá trình nuôi, hạn chế sự phát triển tảo đáy.

Hình 12.2. Các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản

(Trang 63)

Khám phá

Quan sát Hình 12.3 và mô tả các bước xử lí nước trước khi nuôi tôm.

Bước 1. Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng từ 3 đến 7 ngày.

Bước 2. Kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng bằng cách chạy quạt nước liên tục khoảng 2-3 ngày.

Bước 3. Sử dụng hóa chất thích hợp (cholorine, thuốc tím,...) để diệt tạp, diệt khuẩn.

Bước 4. Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng hóa chất. Kiểm tra dư lượng hóa chất trong nước bằng thuốc thử đặc hiệu.

Bước 5. Lấy nước từ ao lắng đã được xử lí vào ao nuôi qua túi lọc.

Hình 12.3. Các bước xử lí nước trước khi nuôi tôm

2. Xử lí nước sau khi thu hoạch thủy sản

Nước sau quá trình nuôi thuỷ sản có chứa nhiều chất độc hại (sinh ra từ thức ăn thừa, chất thải của động vật thuỷ sản, xác động vật thuỷ sản,...) đối với môi trường và con người. Do vậy, phải có các biện pháp xử lí nước thải nuôi thuỷ sản. Một số biện pháp xử lí thường được áp dụng như:

a) Sử dụng hệ vi sinh vật

Tuyển chọn và bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải các chất hữu cơ và các chất độc vào môi trường sau nuôi thuỷ sản. Hệ vi sinh vật này sẽ phân giải các chất hữu cơ và chất độc hại có trong môi trường sau nuôi thuỷ sản, nhờ đó tạo sự ổn định chất lượng nước sau khi xử lí.

b) Sử dụng hệ động, thực vật

Sử dụng các loại thực vật phù du, tảo hay rong, rêu để hấp thụ chất độc hại có trong nước nuôi thuỷ sản. Sau đó, dùng các động vật ở vùng nước ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ

Ứng dụng công nghệ sinh học để tuyển chọn các chủng vi khuẩn an toàn đối với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi thuỷ sản; nhân nuôi và tạo chế phẩm vi sinh vật, bổ sung chế phẩm vào môi trường nuôi thuỷ sản.

Một số loài vi sinh vật phổ biến thường được sử dụng để bổ sung vào môi trường nuôi thuỷ sản như Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae, Rhodopseudomonas palustris...

(Trang 64)

Các vi sinh vật này sẽ nhanh chóng phân giải chất thải hữu cơ. Khi nguồn chất thải bị phân huỷ đồng nghĩa với nguồn thức ăn của vi sinh vật sẽ bị hạn chế, dẫn đến giảm sự sinh trưởng.

Ứng dụng công nghệ sinh học để tách chiết và thu nhận các loại enzyme có khả năng phân giải chất hữu cơ trong nước nuôi thuỷ sản như amylase, protease, cellulase,... Những enzyme này sau đó được đưa vào môi trường nuôi thủy sản để xử lí các chất thải hữu cơ.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc

Ứng dụng công nghệ sinh học để tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản (NH3, NO2, H2S,...), sau đó nhân lên với lượng lớn và bổ sung vào môi trường nuôi thuỷ sản. Hai nhóm vi khuẩn phổ biến tham gia vào quá trình chuyển hoá nitrogen trong nước, được ứng dụng phổ biến là Nitrosomonas spp Nitrobacter spp. Quá trình chuyển hóa được mô tả trong Hình 12.4.

Thức ăn của cá     Thực vật thủy sinh     Loại bỏ bằng cách thay nước
  Chất thải của cá   Xác động, thực vật   Hấp thụ bởi thực vật    
    Ammonia (NH3) gây độc cho cá       Nitrate (NO3-) không độc hại với hàm lượng nhỏ (<50 mg/L)  
Chuyển hóa bởi vi khuẩn Nitrosomonas       Nitrite (NO2) gây độc cho cá     Chuyển hóa bởi vi khuẩn Nitrobacter

Hình 12.4. Quá trình chuyển hóa nitrogen trong môi trường nuôi thủy sản nhờ vi sinh vật

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại

Trong nước nuôi thuỷ sản có chứa các vi sinh vật gây bệnh. Ứng dụng công nghệ sinh học để phân lập, tuyển chọn vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh có trong môi trường nuôi thuỷ sản. Các vi sinh vật có lợi được đưa vào môi trường nuôi thuỷ sản để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh. Trong số này, một số loài vi khuẩn có hoạt tính probiotics như: Bacillus spp., Enterococus spp., Lactobacillus spp,... hay một số loài có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces là được sử dụng phổ biến hơn cả.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về các ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

Luyện tập

1. Mô tả một số biện pháp xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản. Liên hệ thực tiễn ở địa phương em.

2. Trình bày một ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

Vận dụng

Đề xuất biện pháp xử lí môi trường nuôi một loài động vật thủy sản phù hợp với thực tiễn ở địa phương em.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

hoa-hoc-8-829

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-1-tap-mot-37

TOÁN 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

am-nhac-6-118

Âm Nhạc 6

Sách Cánh Diều Lớp 6

hoa-hoc-9-836

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-7-tap-2-877

Toán 7 - Tập 2

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.