Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản) - Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo về và khai thác rừng | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ, thực trạng của việc bảo về và khai thác rừng và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản) | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 31)

CHƯƠNG III. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG

• Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.

• Một số biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng phổ biến.

• Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng.

(Trang 32)

BÀI 6. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ, THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

- Trình bày được vai trò và triển vọng của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường.

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.

- Nêu được những yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

Mở đầu

Thực trạng việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở nước ta? Việc tuyên truyền bảo vệ rừng (Hình 6.1) có ý nghĩa như thế nào đối với bảo vệ tài nguyên rừng?

Hình 6.1. Tuyên truyền bảo vệ rừng

I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG BỀN VỮNG

Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống cho rất nhiều loài thực vật, động vật rừng, trong đó có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.

Bảo vệ và khai thác rừng bền vững giúp bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gene các loài động vật, thực vật quý hiếm.

Bảo vệ và khai thác rừng bền vững giúp duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp, thông qua đó giúp điều hoà không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất,…

Khám phá

Vì sao bảo vệ và khai thác rừng bền vững lại có ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gene động vật, thực vật quý hiếm?

II. NHIỆM VỤ CỦA BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG BỀN VỮNG

1. Nhiệm vụ của bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Suy thoái tài nguyên rừng có thể gây ra sự thay đổi khí hậu bất thường, suy giảm tầng ozone, suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái đất canh tác,… Vì vậy, mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên rừng.

(Trang 33)

a) Nhiệm vụ của toàn dân

Toàn dân phải có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các luật có liên quan (luật về phòng cháy chữa cháy, luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, luật về thú y,…).

Các tổ chức, hộ gia đình, cả nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện những quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Khám phá

Hãy liên hệ và nêu một số nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ rừng.

b) Nhiệm vụ của chủ rừng

Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo đúng quy định.

c) Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng ở địa phương; ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn.

Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ của khai thác rừng bền vững

Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Cần áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác phù hợp để bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.

Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lí đề phát huy hiệu quả tài nguyên rừng.

Sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng.

Đối với việc khai thác các loài nguy cấp, quý, hiểm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về một số động vật, thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ.

(Trang 34)

III. THỰC TRẠNG TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG Ở NƯỚC TA

1. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng

Trong những năm gần đây, công tác trồng và chăm sóc rừng có chuyển biến tích cực. Chương trình trồng một tỉ cây xanh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai trên cả nước đã và đang đạt nhiều kết quả khả quan. Nhiều chủ trương, chính sách về lâm nghiệp của nhà nước đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường của rừng trồng, tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng, nhờ đó diện tích rừng trồng liên tục tăng (Hình 6.2).

Hình 6.2. Diện tích trồng rừng ở nước ta giai đoạn 2007 - 2022

(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2022)

Mặc dù diện tích rừng trồng liên tục tăng, tuy nhiên theo báo cáo kết quả thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc trồng và chăm sóc rừng của nước ta vẫn chưa hoàn thành so với mục tiêu ban đầu. Cụ thể:

- Trung bình hằng năm cả nước trồng được trên 0,23 triệu ha rừng trồng tập trung, chưa đạt so với mục tiêu là 0,3 triệu ha/năm.

- Trồng cây phân tán đạt trung bình 55 triệu cây/năm, chưa đạt so với mục tiêu là 200 triệu cây/năm.

- Tổng diện tích trồng rừng mới từ năm 2006 đến năm 2010 đạt trên 0,78 triệu ha và giai đoạn 2011 - 2019 đạt trên 1,23 triệu ha, chưa đạt mục tiêu so với kế hoạch đề ra là 1,0 triệu ha đến năm 2010 và 1,5 triệu ha cho giai đoạn 2011 - 2020.

Từ những số liệu trên cho thấy, diện tích rừng trồng ở nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra. Phần lớn rừng trồng nhằm mục đích kinh tế, trồng cây lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa đối với việc trồng và chăm sóc rừng, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Khám phá

Quan sát hình 6.2 và phân tích thực trạng trồng rừng ở nước ra từ giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2022.

2. Thực trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta có nhiều tiến bộ như các tổ chức, hộ gia đình, người dân ngày càng nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và khai thác rừng; hiện tượng cháy rừng, nạn chặt phá rừng và

(Trang 35)

khai thác rừng trái quy định ngày một giảm; hoạt động săn bắt, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã, quý hiếm dần được kiểm soát; xây dựng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; tăng cường hoạt động trồng cây xanh để bảo vệ rừng; công tác cấp chứng chỉ quản lí rừng bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và khai thác các nguồn lợi từ rừng ngày càng được chú trọng.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm gần đây, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta do cháy rừng và khai thác trái phép ngày một giảm. Cụ thể:

- Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta khoảng hơn 22 800 ha (trung bình mỗi năm thiệt hại 2 280ha), trong đó rừng bị cháy khoảng 13 700 ha, còn lại do bị chặt phá trái phép.

- Năm 2021, cả nước phát hiện 2 653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng (giảm 13% so với năm 2020). Diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 1 229 ha.

- Năm 2022, cả nước có hơn 1 100 ha rừng bị thiệt hại, trong đó diện tích rừng bị cháy khoảng 41,4 ha, diện tích rừng bị chặt, phá khoảng 1 080,5 ha.

Từ những số liệu trên cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta do cháy rừng và khai thác trái phép trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2022 có giảm song vẫn ở mức cao. Với thực trạng nêu trên, chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác quản lí, bảo vệ và khai thác rừng trong tương lai.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu và đánh giá thực trạng bảo vệ và khai thác rừng ở địa phương em hoặc một số địa phương khác mà em biết.

Luyện tập

1. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững đối với địa phương em.

2. Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững cần nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?

STT

Hành vi

1

Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định pháp luật

2

Chăn thả gia súc vào khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng

3

Săn bắt, nuôi nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng; thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng trái quy định của pháp luật

4

Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

5

Đào bới, đắp đập, ngăn chạn dòng chảy tự nhiên vvaf các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc, cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

Vận dụng

Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng phù hợp với thực tiễn địa phương em hoặc một số địa phương khác em biết.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

giai-bai-tap-sinh-hoc-10-1116

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Sinh học lớp 10

toan-10-tap-hai-3077

Toán 10 - Tập Hai

Sách Lớp 10 Cánh Diều

hoat-dong-trai-nghiem-5-3021

Hoạt Động Trải Nghiệm 5

Sách Lớp 5 Cánh Diều

ngu-van-10-tap-mot-3078

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Lớp 10 Cánh Diều

tin-hoc-9-967

Tin Học 9

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.