Sách Giáo Khoa 247

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) - Bài 42: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 42: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | Giáo Dục Việt Nam

Câu hỏi thảo luận trang 173

- Những thông tin nêu trên đề cập tới quá trình nào?

- Vì sao các loài có quan hệ họ hàng tồn tại trong cùng thời gian lại khác biệt về mặt hình thái, di truyền… ?

Lời giải chi tiết

- Những thông tin trên đề cập tới quá trình phân li tính trạng.

- Các loài có quan hệ họ hàng tồn tại trong cùng thời gian lại khác biệt về mặt hình thái, di truyền… vì các dạng trung gian kém thích nghi bị đào thải, do đó ranh giới giữa các loài rất rõ ràng.

Câu hỏi thảo luận trang 175

Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao?

Lời giải chi tiết

Có sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.

Bài 1 trang 176 SGK

Trình bày nguyên nhân, cơ chế và kết quả của phân li tính trạng, từ đó có kết luận gì về nguồn gốc chung của các loài?

Phương pháp giải

Phân li tính trạng là từ một loài ban đầu, hình thành nhiều nòi khác nhau rồi đến nhiều loài khác nhau. Trong quá trình tiến hóa có rất nhiều loài bị tiêu diệt.

Lời giải chi tiết

- Nguyên nhân: Điều kiện ngoại cảnh luôn đa dạng, không ngừng biến đổi theo thời gian, chọn lọc tự nhiên không ngừng diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc theo nhiều hướng khác nhau trên cùng một đối tượng. Chọn lọc đã đào thải dạng trung gian kém thích nghi và bảo tồn tích lũy những dạng thích nghi. Kết quả là con cháu ngày càng khác xa nhau và khác xa với tổ tiên. Từ đó khái quát các loài có chung một nguồn gốc.

- Cơ chế:

   + Quần thể giao phối là quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên diễn ra trên cùng một quần thể sinh vật ban đầu theo nhiều hướng khác nhau đã dẫn đến sự phân li tính trạng của quần thể này → phân chia quần thể này thành nhiều quần thể nhỏ có kiểu gen khác nhau, mỗi quần thể nhỏ sẽ thích nghi với một điều kiện địa lí, sinh thái nhất định, có tập tính sinh học riêng.

   + Các chướng ngại địa lí, các điều kiện sinh thái khác nhau đã cản trở giao phối tự do giữa chúng, dẫn đến sự cách li sinh sản, cách li di truyền, từ đó hình thành nhiều loài mới khác nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu: quá trình phân li tính trạng.

- Kết quả: Từ một loài ban đầu dần dần hình thành nhiều loài mới khác nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu: quá trình phân li tính trạng. Kết quả hình thành thế giới sinh vật đa dạng, phong phú hiện nay.

Bài 2 trang 176 SGK

Phân biệt đồng quy tính trạng với phân li tính trạng.

Phương pháp giải

Đồng quy tính trạng điển hình là cơ quan tương tự, còn phần li tính trạng điển hình là cơ quan tương đồng.

Lời giải chi tiết

Điểm khác nhau cơ bản giữa đồng quy tính trạng và phân li tính trạng:

- Đồng quy tính trạng diễn ra do chọn lọc tiến hành theo cùng một hướng trên một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau dẫn đến kết quả là chúng mang những đặc điểm về kiểu hình tương tự.

- Phân li tính trạng diễn ra do chọn lọc tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng đối tượng tạo thành những nhóm chung một nguồn gốc.

Bài 3 trang 176 SGK

Nêu các hướng tiến hóa chung của sinh giới.

Phương pháp giải

Xem lại Tiến hóa lớn

Lời giải chi tiết

Sinh giới đã tiến hoá theo những chiều hướng chung sau đây:

- Ngày càng đa dạng phong phú

   Từ một số ít dạng nguyên thuỷ, sinh vật đa bào đã tiến hoá theo hai hướng lớn, tạo thành giới Thực vật và giới Động vật có số lượng loài rất lớn.

- Tổ chức ngày càng cao

Cơ thể đã từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đến đa bào. Cơ thể đa bào ngày càng phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng đồng thời tăng cường sự liên hệ thống nhất. Những nhóm xuất hiện sau cùng (thú và người trong giới Động vật, cây có hoa hạt kín trong giới Thực vật) có tổ chức cơ thể phức tạp, hoàn hảo nhất.   

- Thích nghi ngày càng hợp lí

Những dạng ra đời sau thích nghi hơn đã thay thế những dạng trước đó, kém thích nghi. Trong lịch sử tiến hoá, ước tính có khoảng 25 vạn loài thực vật, 7,5 triệu loài, động vật đã diệt vong vì không thích nghi trước sự thay đổi hoàn cảnh sống.Thích nghi là hướng cơ bản nhất.

Trong ba chiều hướng tiến hoá của sinh giới thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng (các hoá thạch sống như lưỡng tiêm) hoặc đơn giản hoá tổ chức (các nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại phát triển. Điều này giải thích vì sao có sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao.

Bài 4 trang 176 SGK

Nêu các hướng tiến hóa của các nhóm loài. Vì sao các nhóm sinh vật có nhịp điệu tiến hóa không đều?

Phương pháp giải

Xem lại Tiến hóa lớn

Lời giải chi tiết

Lịch sử phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể đã diễn ra theo một trong hai hướng chính là tiến bộ sinh học hay thoái bộ sinh học.

* Tiến bộ sinh học là xu hướng phát triển ngày càng mạnh biểu hiện ở 3 dấu hiệu:

- Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao.

- Khu phân bố mở rộng và liên tục.

- Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú.

* Thoái bộ sinh học là xu hướng ngày càng bị tiêu diệt biểu hiện ở 3 dấu hiệu:

- Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.

- Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn.

Nội bộ ngày càng ít phân hoá, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.       

* Kiên định sinh học: Dấu hiệu của hướng này là duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.

Trong lịch sử, các nhóm sinh vật tiến hoá với những tốc độ không đều nhau.

Bài 5 trang 176 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Dấu hiệu nào không phải của tiến bộ sinh học?

A. Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao.

B. Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao.

C. Khu phân bố mở rộng và liên tục.

D. Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú.

Phương pháp giải

Tiến bộ sinh học là xu hướng phát triển ngày càng mạnh.

Lời giải chi tiết

Đáp án B.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

vo-bai-tap-toan-2-tap-hai-1011

Vở bài tập TOÁN 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

sach-bai-tap-tieng-anh-2-family-and-friends-1014

Sách bài tập TIẾNG ANH 2 (Family and Friends)

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

dia-li-7-857

Địa Lí 7

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.