Sách Giáo Khoa 247

Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) - Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao) | Giáo Dục Việt Nam

Câu hỏi thảo luận trang 9

Quan sát hình 1.2, hãy cho biết:

- Các enzim và thành phần tham gia quá trình nhân đôi ADN.

- Chức năng của mỗi enzim tham gia quá trình nhân đôi ADN.

- Chiều tổng hợp của các đoạn Okazaki và chiều của mạch mới được tổng hợp liên tục.

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

- Các enzim: enzim tháo xoắn, enzim ADN pôlimeraza, enzim ARN pôlimeraza, enzim ligaza. Thành phần tham gia: ADN khuôn, đoạn mồi, nuclêôtit.

- Chức năng:

   + Enzim tháo xoắn: tách phân tử ADN tạo chạc chữ Y.

   + Enzim ADN pôlimeraza: bổ sung các nuclêôtit để kéo dài mạch mới.

   + Enzim ARN pôlimeraza: tổng hợp đoạn mồi.

   + Enzim ligaza: nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

- Chiều tổng hợp của các đoạn Okazaki và chiều của mạch mới được tổng hợp liên tục là 5’ → 3’, nhưng khi nối các đoạn Okazaki với nhau nếu so với mạch khuôn sẽ có chiều 3’ → 5’.

Bài 1 trang 10 SGK

Gen là gì? Gen có cấu trúc như thế nào? Có bao nhiêu loại gen? Cho ví dụ một số loại gen đó.

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

- Khái niệm về gen: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định (sản phẩm đó có thể là chuỗi polipeptit hay ARN).

- Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit:

+ Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

+ Vùng mã hoá mang thông tin mã hoá các axit amin.

+ Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc.

Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục gen không phân mảnh, còn ở phần lớn sinh vật nhân thực, bên cạnh các đoạn exôn mã hoá axit amin còn được xen kẽ các đoạn intrôn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh).

Ngoài ra, gen có nhiều loại tùy vào vai trò của chúng: gen cấu trúc, gen điều hòa, gen nhảy…

- VD: Gen điều khiển tổng hợp insulin, hêmôglôbin…

Bài 2 trang 10 SGK

Nêu các đặc điểm của mã di truyền.

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

- Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định một axit amin. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba nuclêôtit không chồng gối lên nhau.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một axit amin.

- Mã di truyền có tính thoái hoá - dư thừa, có nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin.

- Mã di truyền có tính phổ biến, tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

- Ngoài ra, trong số 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hoá axit amin. Ba bộ ba này là UAA, UAG, UGA và được gọi là các bộ ba kết thúc vì nó quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

- Bộ ba AUG được xem là mã mở đầu với chức năng quy định điểm khởi đầu dịch mã và quy định axit amin mêtiônin (ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin).

Bài 3 trang 10 SGK

Thế nào là nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn? Đoạn Okazaki là gì?

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

- Nguyên tắc bổ sung: Khi ADN tự nhân đôi sẽ tách hai mạch ra, mỗi mạch trở thành mạch gốc và các nuclêôtit tự do sẽ liên kết với các nuclêôtit của mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T = 2 liên kết hiđro, G liên kết với X = 3 liên kết hiđro.

- Nguyên tắc bán bảo tồn: Mỗi phân tử ADN con gồm 1 mạch cũ (mạch gốc từ mẹ) và một mạch mới tổng hợp) → bán bảo tồn.

- Đoạn Okazaki: là đoạn nuclêôtit được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’, bổ sung vào mạch gốc của ADN có chiều 3’ → 5’ (ở mạch gốc này thì mạch mới tổng hợp phải tổng hợp từng đoạn nhỏ).

Bài 4 trang 10 SGK

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (E. coli) với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

Giống nhau: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có cơ chế giống nhau.

- ADN mẹ tách ra hình thành một cấu trúc dạng chữ Y.

- Mạch khuôn có đầu 3’OH thì mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ → 3’

- Mạch khuôn có đầu 5’P thì tổng hợp mạch bổ sung theo từng đoạn Okazaki.

- Hệ enzim xúc tác giống nhau.

- Nhân đôi ADN theo nguyên tắc: bổ sung và bán bảo toàn.

Khác nhau: 

Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (E. coli) Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực

- Xảy ra ở 1 đơn vị nhân đôi (diễn ra trên 1 phân tử ADN).

- Thời gian nhân đôi của tất cả ADN dài hơn.

- Số lượng enzim tham gia ít hơn.

- Xảy ra ở nhiều đơn vị nhân đôi (diễn ra đồng thời nhiều phân tử ADN).

- Thời gian nhân đôi của tất cả ADN ngắn hơn.

- Số lượng enzim tham gia nhiều hơn.

Bài 5 trang 10 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về:

1. chiều tổng hợp; 2. các enzim tham gia; 3. thành phần tham gia; 4. số lượng các đơn vị nhân đôi; 5. nguyên tắc nhân đôi.

Tổ hợp đúng là 

A. 1, 2.

B. 2, 3.

C. 2, 4.

D. 3, 5.  

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Bài 6 trang 10 SGK

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là

A. một bộ ba mã hóa một axit amin.

B. một axit amin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.

C. có một số bộ ba không mã hóa axit amin.

D. có một bộ ba khởi đầu.

Phương pháp giải

Xem lại Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Lời giải chi tiết

Đáp án B

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Bài giải SINH HỌC 12 (Nâng Cao)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-1-tap-hai-38

TOÁN 1 - Tập Hai

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

ki-thuat-4-1087

Kĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

tieng-anh-9-friend-plus-968

Tiếng Anh 9 (Friend Plus)

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

my-thuat-do-hoatranh-in-1173

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in 11

toan-hinh-nang-cao-1156

Toán Hình Nâng Cao

Toán Hình Nâng Cao 11

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.