Sách Giáo Khoa 247

Địa Lý 12 Nâng Cao - Bài 24: Chất Lượng Cuộc Sống | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 24: Chất Lượng Cuộc Sống và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Địa Lý 12 Nâng Cao | Giáo Dục Việt Nam

1. Việt Nam trong xếp hạng HDI trên thế giới

Để so sánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia, hàng năm Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra bản báo cáo với một hệ thống chỉ số, trong đó có Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số phát triển con người được tổng hợp từ ba yếu tố chính :

– GDP bình quân theo đầu người ;

– Chỉ số giáo dục (được tổng hợp từ chỉ số về tỉ lệ người lớn biết chữ và tổng tỉ lệ nhập học) ;

– Tuổi thọ bình quân.

Theo Bảo cáo phát triển con người năm 1999, Việt Nam đứng thứ 110 về HDI trong tổng số 174 nước, mặc dù chỉ đứng thứ 133 về GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương. Sở dĩ xếp hạng HDI cao hơn xếp hạng GDP tới 23 bậc là do những thành tựu nổi trội trong phát triển giáo dục và y tế. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 109 về HDI trong tổng số 173 nước và xếp thứ 118 về GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương ; khoảng cách giữa hai bậc xếp hạng là 9. Sự phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

2. Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống

a) Về thu nhập bình quân đầu người và xoá đói giảm nghèo

– Mức thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá giữa các nhóm thu nhập và theo các vùng lãnh thổ.

Trong các cuộc điều tra về mức sống, các hộ gia đình được phân chia theo 5 nhóm có số lượng bằng nhau :

– Nhóm các hộ có thu nhập thấp nhất 20%   (nhóm 1)

– Nhóm có thu nhập dưới trung bình 20%     (nhóm 2)

– Nhóm có thu nhập trung bình 20%             (nhóm 3)

– Nhóm có thu nhập khá 20%                        (nhóm 4)

– Nhóm có thu nhập cao nhất 20%.               (nhóm 5)

Bảng 24.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng, năm 2004

(Đơn vị : nghìn đồng)

  Trung bình chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Cả nước 484,4 141,8 240,7  347,0  514,2  1182,3
1. Theo thành thị và nông thôn
Thành thị
815,4  236,9 437,3 616,1 876,7 1914,1
Nông thôn
378,1 131,2 215,1 297,6  416,2 835,0
2. Theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 488,2
163,6
260,1
360,4 
518,9 
1139,5
Đông Bắc 379,9 
124,1 
202,2
283,0 
418,7
872,2
Tây Bắc
265,7 95,0 148,5 194,0  281,9 611,5
Bắc Trung Bộ
317,1  114,5 183,0  250,4 353,4  684,2
Duyên hải Nam Trung Bộ 414,9
141,2
233,9
326,5 
458,7
917,7
Tây Nguyên 390,2
118,6
199,7 
292,2
442,1 
903,9
Đông Nam Bộ 833,0
233,1 
421,6 
598,6 
881,5
2032,5
Đồng bằng sông Cửu Long
471,1 158,8  262,8  361,0  506,9  1071,0

Từ bảng 24.1, so sánh thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các nhóm thu nhập phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng. Rút ra nhận xét chung.

– Xoá đói giảm nghèo

Tình trạng nghèo khó thường gắn liền với mù chữ, bệnh tật và là biểu hiện của chất lượng cuộc sống thấp. Ở nước ta, xoá đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết, gắn liền với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Công tác xoá đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tỉ lệ nghèo đói không ngừng giảm, đồng thời ngưỡng nghèo cũng không ngừng nâng lên, do mức sống chung của dân cư đã tăng rõ rệt. Vấn đề xoá đói giảm nghèo được quan tâm trong các chương trình mục tiêu của Nhà nước, đặc biệt chương trình xoá đói giảm nghèo toàn diện tại các xã điểm, góp phần giảm nhanh tình trạng nghèo từ 13,33% năm 1999 xuống 9,96% năm 2002 và 6,9% năm 2004.

b) Về giáo dục, văn hoá

Nước ta có tỉ lệ biết chữ của người lớn (từ 15 tuổi trở lên) là 90,3%, vào loại tương đối cao so với các nước thuộc nhóm có chỉ số HDI trung bình. Năm học 2006 – 2007 có khoảng 16,2 triệu trẻ em đến trường phổ thông các cấp, nếu kể cả số học sinh mẫu giáo thì gần 19 triệu.

Mạng lưới các trường phát triển rộng khắp. Các trường Tiểu học có ở khắp các xã, thôn, bản. Các trường Trung học cơ sở có tới các xã, còn mỗi huyện có trung bình từ 1 – 2 trường Trung học phổ thông.

Bảng 24.2. Số lượng trường và số học sinh các cấp ở nước ta các năm 2000 – 2001, 2003 – 2004 và 2006 – 2007

Năm Mẫu giáo Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Số trường Số học sinh (nghìn người) Số trường Số học sinh (nghìn người) Số trường Số học sinh (nghìn người) Số trường Số học sinh (nghìn người)
2000-2001 8933  2212,0  13859  9741,1  7741 5863,6  1258 2171,4
2003-2004
9975 
2172,9 
14346 
8346,0 
8745
6569,8 
1664 
2589,6
2006-2007 11582  2524,3  14834  7029,4  9635 6152,0 
2044 
3075,2

Dựa vào bảng 24.2, phân tích sự thay đổi về số trường học, số học sinh các cấp và nêu nhận xét.

Các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tăng nhanh. Năm 2000 có 178 trường Đại học, Cao đẳng với 899 500 sinh viên và 253 trường Trung học chuyên nghiệp với 255 000 học sinh. Năm 2005 tăng tương ứng là 255 trường và 284 trường với 1 387 000 sinh viên, 500 500 học sinh.

Hiện nay việc học tập được cải thiện đáng kể : tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ đạt 9,8%, trẻ từ 3 – 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 48,4%, trẻ ở độ tuổi Tiểu học đến trường đạt 96,8%, người ở độ tuổi Trung học cơ sở đến trường đạt 78,1%, người ở độ tuổi Trung học phổ thông đến trường đạt 37,9%.

Hệ thống thư viện công cộng phát triển với mạng lưới rộng khắp, 93% số quận, huyện, thị xã có thư viện với tổng số hơn 20 triệu bản sách.

Việc trao đổi văn hoá, nghệ thuật giữa các dân tộc trong nước, các địa phương và với các nước trên thế giới phát triển mạnh.

c) Về y tế và chăm sóc sức khoẻ

Ngành y tế có sự phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kĩ thuật. Năm 2007, 99% số xã, phường trong cả nước có trạm y tế. Số trạm y tế có bác sĩ là 68%.

Số bác sĩ, y sĩ, dược sĩ tăng nhanh. Năm 2006 so với năm 2002, số bác sĩ tăng 11,9%, dược sĩ (có bằng đại học) tăng 2,1% ; dược sĩ trung cấp tăng 6,5%. Năm 2001, bình quân có 5,2 bác sĩ /1 vạn dân, đến năm 2005 là 6,3 bác sĩ/1 vạn dân.

Ngành y tế còn thường xuyên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như : phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc phụ nữ có thai, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, viêm não Nhật Bản, bệnh phong..

Bảng 24.3. Một số tiêu chí về y tế, giai đoạn 2001 – 2005

Các tiêu chí Năm 2001 2002  2003 2004 2005
Tuổi thọ trung bình (tuổi)
67,4 68,2 68,6 69,0 71,3
Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi (‰)
35 26 21 18 16
Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)
32 30 28 27 25
Tỉ lệ xã, phường có trạm y tế (%)
97,0 97,3 99,0 99,0 99,0
Số giường bệnh /1 vạn dân 24,5 24,5
24,2
23,8
23,9
Tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch (%) 48,0  52,0
54,0
58,0
62,0

Phân tích những nội dung trong bảng 24.3 và nêu nhận xét.

3. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

Để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của dân cư, cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cần chú ý :

– Xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội ;

– Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ;

– Nâng cao dân trí và năng lực phát triển ;

– Bảo vệ môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Phân tích những hậu quả của sự chênh lệch về thu nhập đối với đời sống xã hội.

2. Căn cứ vào các bảng số liệu đã cho trong bài, hãy viết một báo cáo ngắn so sánh chất lượng cuộc sống của dân cư Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Cho biết những biện pháp thực hiện xoá đói giảm nghèo ở địa phương trong những năm vừa qua.

 

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Địa Lý 12 Nâng Cao

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

am-nhac-7-886

Âm Nhạc 7

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

giao-duc-the-chat-6-108

Giáo Dục Thể Chất 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

vo-bai-tap-tieng-viet-1-tap-mot-12

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

khoa-hoc-4-2727

Khoa Học 4

Sách Lớp 4 Cánh Diều

am-nhac-9-990

Âm Nhạc 9

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.