Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10 - Bài 1: Trang Phong Cảnh | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 1: Trang Phong Cảnh và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 46)

Yêu cầu cần đạt

– Biết được đặc điềm tranh bố cục phong cảnh.

– Hiều được các dạng bố cục và khuôn hình trong tranh phong cảnh.

– Có khả năng trao đổi và phân tích đánh giá và tìm hiểu tác giả, tác phẩm tranh bố cục phong cảnh. 

Lương Xuân Nhị, Bên bờ giếng, sơn dầu, 60 x 80 cm, 1984, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(Trang 47)

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

1. Tìm hiểu về tranh phong cảnh

Tranh phong cảnh là một trong những thể loại của hội hoạ, trong đó cảnh thiên nhiên là chính, điểm thêm nhân vật, đồ vật... theo ý đồ riêng của hoạ sĩ. Trong tranh phong cảnh, hoạ sĩ có thể diễn tả cảnh có góc rộng như: bãi biển, dãy núi, cánh đồng, dòng sông,... nhưng cũng có thể chỉ là một cảnh có góc hẹp như: bến nước, sân đình, góc phố, gốc đa, đụn rom,...

Quan sát một số tác phằm và thảo luận về tranh phong cảnh. 

Tạ Thúc Bình, Mùa lúa chín, màu bột, 42 x 67 cm, 1954, nguồn: gia đình hoạ sĩ

Trần Văn Cần, Thuyền và đảo, màu nước, 7.5x 37. 51 6cm, 1969, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 

(Trang 48)

André Derain, Răng núi Collioure, sơn dầu,
81.3 x 100.3 cm, 1905, nguồn: National Gallery of Art

Văn Giáo, Phố Hàng Bè, màu bột,, 31.5 x 38.7 cm, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 

Dong Yuan, Rặng núi, lụa, 183.2 x 121.2 cm, nguồn: Bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan

GHI NHỚ

Vẽ phong cảnh là mô tả không gian một cảnh sắc thiên nhiên, một địa điểm thực tế bằng cách vẽ trực tiếp, kí hoạ từ cảnh thật hoặc có thể vẽ theo trí tưởng tượng.

?

Trong những cách thể hiện tranh phong cảnh mà em biết, em thích cách nào nhất? Vì sao? 

(Trang 49)

2. Tìm hiểu về bố cục trong tranh phong cảnh

- Các dạng bố cục và khuôn hình

Tranh phong cảnh có thể được vẽ dựa trên các dạng bố cục khác nhau như: bố cục hình vuông, bố cục hình chữ nhật, bố cục hình tròn, bố cục hình tam giác hay đường lượn,...

+ Bố cục hình chữ nhật ngang: tạo cảm giác không gian rộng, tự nhiên, chắc chắn và thanh bình.

Paul Cezanne, Phong cảnh Auvers, sơn dầu, 65.2 x 81.3 cm, 1873-1875, nguồn: artic.edu 

+ Bố cục hình tròn: tạo cầm giác về sự mềm mại, luân chuyển và cân bằng.

Công Văn Trung, Phong cảnh Sài Sơn, sơn khắc, 90 x 140 cm, 1990, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(Trang 50)

+ Bố cục hình tam giác (hình tháp): tạo cảm giác về sự ổn định, vững chãi và khoẻ khoắn.

Caspar David Friedrich, Núi Watzmann, sơn dầu, 136 x 170 cm, 1824-1825 

+ Bố cục đường lượn: tạo cảm giác chiều sâu và sự nhịp nhàng

Lưu Văn Sìn, Cảnh nông thôn thanh bình, sơn dầu, 64.5 x 98 cm, 1958, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 

GHI NHỚ

Để tạo chiều sâu trong tranh phong cảnh, hoạ sĩ thường thể hiện những lớp không gian như tiền cảnh, hậu cảnh, theo những quy luật: viễn – thị (gần rõ xa mờ); đồng hiện (các hình thể cùng xuất hiện trên cùng một mặt phằng và không bị che lấp).

(Trang 51)

+ Bố cục chính phụ:

  • Dạng bố cục có đối tượng chính thu hút sự chú ý của người xem; đối tượng phụ giúp cân bằng bố cục và không tranh chấp với đối tượng chính về hình và màu. 

Jean-Baptiste-Camille Corot, Kỉ niệm về những chuyến thăm Mortefontaine, sơn dầu, 65 x 89 cm, nửa cuối thể ki XIX, nguồn: Bảo tàng Louvre, Pháp

• Dạng bố cục chính phụ có các đường dẫn

Issaac Levitan, Bên cạnh tu viện Savvino-Storoz hevsky, sơn dầu, 1884, nguồn: Bảo tàng Israel

GHI NHỚ

Đặc điểm bố cục trong tranh phong cảnh chính là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình theo những cách khác nhau có chủ đích để làm rõ ý đồ sáng tác. Để có được bố cục tranh phong cảnh cân đối, hài hoà, cần lưu ý:

- Sự cân đối của hình chính, hình phụ và những liên kết trong tổng thể của bức tranh.

- Sự hài hoà về màu sắc, trong đó có màu chính và các màu bổ trợ tạo nên một hoà sắc ổn định (nóng - lạnh).

- Có sự phân bổ sắc độ rõ ràng, thể hiện ở yếu tố đậm – nhạt, sáng - tối.

- Diễn tả được không gian xa – gần (tiền cảnh – hậu cảnh). 

?

Trong những dạng bố cục thể hiện tranh phong cảnh mà em biết, em thích cách xây dựng bố cục nào nhất? Vì sao?

(Trang 52)

- Một số hình thức bố cục cơ bàn trong tranh phong cảnh

+ Thể hiện tranh phong cảnh theo lỗi hiện thực (luật xa gần) hay còn gọi là bố cục theo các đường trục.

  • Đường chân trời được sử dụng để phân chia khung cảnh. Vị trí đường chân trời sẽ quyết định bức tranh được vẽ chủ yếu về màng đất hay mảng trời.

Issac Levitan, Mùa thu vàng, sơn dầu, 82 x 126 cm, 1895, nguồn: Bảo tàng Saint Peterbourg, Nga 

  • Đường chân trời (còn gọi là đường tầm mắt): là một đường thẳng nằm theo quy tắc 1/3. Bố cục phía dưới (hoặc phía trên) đường chân trời sẽ chiếm 2/3 của toàn bộ bức tranh.
  • Đường nhấn mạnh: tạo khung xương cho tác phầm. Các đường trục ngang dọc, chéo, đường trọng tâm do những đường lớn tự nhiên của hình ảnh xác định, phân chia không gian trong tác phẩm được gọi là nguyên tắc chia ba.

(Đặng Thị Bích Ngân, Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2007)

(Trang 53)

+ Tiền cảnh, hậu cảnh:

Tranh phong cảnh thường có hai phần chính, tiền cảnh và hậu cảnh. Ví dụ: quan sát hình minh hoạ, tiền cảnh là cây, hậu cảnh là núi, bầu trời. 

GHI NHỚ

Nếu vẽ một mảng tiền cảnh lớn sẽ cần một đường chân trời ở trên cao. Nếu muốn tập trung vào cảnh đồi núi hậu cảnh hoặc bầu trời, sẽ cần một đường chân trời nằm thấp. Đường chân trời thấp tạo ra một bầu trời rộng lớn. 

(Trang 54)

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

Tìm hiếu cách khai thác, xây dựng bố cục tranh phong cảnh

Gợi ý các bước tạo hoà sắc cho tranh phong cảnh:

1. Vẽ phác các màng hình lớn, tạo bố cục chung

2. Lựa chọn màu thể hiện hoà sắc chủ đạo cho bức tranh

3. Sử dụng màu có sắc độ đậm tạo các lớp tiền cảnh, hậu cảnh trong bức tranh

4. Điều chỉnh sắc độ chung đề đảm bảo tối thiều 3 sắc độ: đậm – trung gian – nhạt

Nguồn: lan Sldaway, Oil and Acrylics - in 10 steps

(Trang 55)

Thực hiện về phác thảo một sản phẩm bố cục tranh phong cảnh

Yêu cầu:

+ Vẽ từ thực tế hoặc xây dựng phác thảo từ trí nhớ, ảnh chụp.

+ Chất liệu: tự chọn.

+ Khuôn khổ: 30 x 40 cm.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

- Trưng bày: sản phầm mĩ thuật được trưng bày theo các nhóm:

+ Hoà sắc nóng, hoà sắc lạnh.

+ Phong cảnh nông thôn, thành thị, miền núi.

+ Không gian viễn thị, không gian đồng hiện.

– Nhận xét: thành viên trong nhóm nhận xét về sản phẩm mĩ thuật theo các gợi ý:

+ Các mảng hình chính phụ được sắp xếp hợp lí chưa?

+ Không gian trong tranh được diễn tả thể nào?

+ Các hoà sắc và đậm - nhạt trong tranh tạo nên cảm giác gì?

Tạ Thị Phương Loan, màu nước

Tạ Thị Phương Loan, chì

Nguyễn Thị Lan Hương, màu nước

(Trang 56)

VẬN DỤNG

Ghi chép cảm nhận của mình về những bức tranh phong cảnh sau:

Gợi ý:

– Sơ lược về tác giả (năm sinh, đề tài sáng tác phỗ biến, chất liệu hay dùng,...).

– Bố cục tác phầm.

– Hình chính, hình phụ.

– Diễn đạt không gian trong tranh.

– Hoà sắc trong tranh.

– Màu đậm, màu nhạt trong tranh.

Nguyễn Thụ, Ghé qua bản, lụa, 45 x 62 cm, 1970, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Lương Xuân Nhị, Đổi cọ, sơn dầu, 50 x 73 cm, 1957, nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

mi-thuat-7-872

Mĩ Thuật 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

cong-nghe-6-119

Công Nghệ 6

Sách Cánh Diều Lớp 6

dao-duc-5-3020

Đạo Đức 5

Sách Cánh Diều Lớp 5

tieng-anh-4-our-explore-world-2559

Tiếng Anh 4 - Our Explore World

Tiếng Anh 4 - Our Explore World

toan-9-tap-mot-947

Toán 9 - Tập Một

Sách Lớp 9 Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.