Yêu cầu cần đạt
- Hiểu được khái niệm trang trí và vai trò của nghệ thuật trang trí trong đời sống.
- Biết cách sắp xếp hoạ tiết, màu theo một số nguyên tắc và tạo được hoà sắc trong
trang trí.
- Nhận biết được đặc điểm trang trí hình vuông và vận dụng trong thực hành sáng tạo
- Lựa chọn được hoạ tiết, chất liệu để thực hành.
Khăn Piêu của dân tộc Thái, ảnh: Lò Văn Luận
QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
1. Tìm hiểu về nghệ thuật trang trí
Quan sát một số hình ảnh và thảo luận về vai trò của nghệ thuật trang trí.
Trang trí hoa văn trên gối, ảnh: Hà Sĩ | Gạch đất nung thời Lý – Trần, nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Việt Nam) |
Trang trí tem, nguồn: công ty Tem Việt Nam | Trang trí hoa văn trên khăn tay, ảnh: Trần Đức |
Trang trí hộp, nguồn: Shuttertock | Trang trí túi xách, ảnh: Yến Nhi |
(Trang 29)
Tranh kính chủ đề khoa học, thiên văn học và tự nhiên nguồn: Shutterstock | Gạch khảm ở công viên Guell, Barcelona, nguồn: Shutterstock |
Trang trí gạch hoa, nguồn: Shutterstock | Gạch ceramic gắn tường, nguồn: Shutterstock |
Trang trí là nghệ thuật do con người sáng tạo nhằm giúp cho đời sống và xã hội ngày càng đẹp và hoàn thiện hơn. Nghệ thuật trang trí góp phần làm cho cuộc sống con người thêm sinh động, nâng cao giá trị thầm mĩ và kinh tế cho đồ vật.
GHI NHỚ
Nghệ thuật trang trí luôn phát triển đồng hành với sự phát triển xã hội qua từng thời kì và ở mỗi giai đoạn đều có những nét đặc trưng, phản ánh quan niệm thẩm mĩ, phong tục, tín ngưỡng, truyền thống dân tộc,... được thể hiện trên các công trình nghệ thuật công cộng, thiết kế sách báo, đồ dùng hằng ngày như chén, lọ hoa, bàn ghế, trang phục,...
(Trang 30)
2. Tìm hiểu về màu sắc và hoà sắc
– Tìm hiểu về màu sắc
+ Màu cơ bản: còn gọi là màu gốc. Từ màu gốc có thể pha ra các màu khác.
+ Màu tương phản: là những màu đặt cạnh nhau có tính chất khác biệt, làm nổi bật nhau.
+ Màu nóng và màu lạnh:
• Màu nóng: là những màu có sắc đỏ, cam, vàng.
• Màu lạnh: là những màu có sắc xanh, tím.
Màu tương phản | Vòng màu |
Màu nóng | Màu lạnh |
- Tìm hiểu về hoà sắc + Sắc độ: còn gọi là độ đậm – nhạt của màu sắc, mỗi màu có thể pha ra nhiều độ đậm - nhạt khác nhau, từ đậm nhất đến nhạt nhất, sao cho hài hoà. | Độ đậm - nhạt của màu |
+ Hoà sắc trong thực hành trang trí: là sự sắp xếp các mảng màu cạnh nhau nhằm đạt được một tổng hoà chung, thống nhất và hài hoà về sắc độ.
Lâm Văn Cảng, trang trí hình vuông hoà sắc lạnh | Nguyễn Thị Hiện, trang trí hình vuông hoà sắc nóng |
Nguyễn Thị Cẩm Nhung. trang trí hình vuông hoà sắc nóng | Nguyễn Thị Tín, trang trí hình vuông hoà sắc lạnh |
GHI NHỚ
Màu sắc là các màu khác nhau trong thiên nhiên hoặc màu bản thân của từng vật thể. Dưới tác động của ánh sáng, màu sắc có nhiều sắc độ phong phú mà hoạ sĩ phải quan sát và khám phá.
Hoà sắc là sự sắp xếp tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hoà về màu sắc.
(Trang 32)
3. Bố cục trong trang trí
- Bố cục theo nguyên lí đăng đối và đối xứng
Là dạng bố cục sắp xếp hoạ tiết, yếu tố tạo hình đối xứng qua trục ngang, trục dọc hoặc đường chéo. Đăng đối và đối xứng cơ bản giống nhau về cách phân chia hoạ tiết.
Bố cục đăng đối Nguyễn Văn Bình, trang trí hình vuông | Bố cục đối xứng Nguyễn Tiến Đạt, trang trí hình vuông |
- Bố cục theo nguyên lí hàng lối/ nhắc lại
Là dạng bố cục sắp xếp các hoạ tiết trong một hình (hoặc nhóm hình) nhắc lại, trang trí cùng chiều hoặc ngược chiều, có hình dạng, màu sắc, khoảng cách giống nhau. Hoạ tiết trong bố cục hàng lối đảm bảo tính liên tục theo một trật tự và có thể mở ra nhiều hướng.
Trần Ngọc Linh, trang trí vài hoa
(Trang 33)
- Bố cục theo nguyên lí xen kẽ
Là dạng bố cục sử dụng một hoạ tiết sắp xếp xen kẽ với một (hoặc một nhóm) hoạ tiết khác nhằm giúp bố cục thêm phong phú và sinh động.
Phùng Mai Thuỳ Dương, trang trí hình vuông
- Bố cục tự do
Là dạng bố cục sắp xếp hình, mảng chính, phụ; hoa văn; màu sắc không giống nhau, không tuân theo các nguyên tắc đối xứng, hàng lối, nhưng có mối liên hệ với nhau. Hình chính thường có tỉ lệ rõ ràng, có màu sắc chủ đạo; hình phụ bổ trợ, làm nổi bật hình chính và tạo cảm giác hài hoà.
Lê Minh Quyên, trang trí tem | Lê Phúc Bảo Nguyên, trang trí hình vuông |
(Trang 34)
4. Hoạ tiết trang trí
Hoạ tiết: là hình vẽ đã được cách điệu từ hoa, lá, người, động vật, hình thể,... có đường nét cụ thề, dứt khoát và được sáng tạo theo lối vẽ đặc trưng, đơn giản hoá của trang trí.
Cách điệu: là sự chắt lọc từ đường nét, hình thể đặc trưng nhất của một đối tượng có thật, được chỉnh sửa, thêm bớt chi tiết, màu sắc và cường điệu hoá để đạt đến mức tượng trưng.
Hoạ tiết trang trí trên trống đồng Đông Sơn, nguồn: Viện Mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Hoạ tiết thời Lý – Trần, nguồn: Nguyễn Kiều Anh
Hoạ tiết thời Hậu Lê, nguồn: Trần Ngọc Linh
(Trang 35)
Hoạ tiết hoa sen, nguồn: Tăng Minh Chi | Hoạ tiết hoa phượng, nguồn: Nguyễn Tuấn Anh |
GHI NHỚ
Hoạ tiết trang trí hay mô-típ trang trí là một hình vẽ đã được sáng tạo trên cơ sở mẫu thực tế trong thiên nhiên dưới dạng đơn giản hoá hoặc cách điệu hoá, phản ánh được nét đặc trưng của sự vật hoặc đối tượng mẫu.
LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
1. Vẽ sao chép hình thiên nhiên
Nguyễn Hoàng Linh, hoa loa kèn, chì | Hoàng Bảo Ngọc, hoa muống biển, chì | Khuất Thị Hoà, hoa khê, chì |
(Trang 36)
2. Vẽ cách điệu hoạ tiết
Cách điệu hoa
Cách điệu động vật
Thực hành vẽ hoạ tiết
Thực hành vẽ hoạ tiết trang trí.
Yêu cầu:
+ Vẽ hoạ tiết từ mẫu thật ngoài thiên nhiên.
+ Chất liệu: giấy, chì/ màu nước/ màu bột/ acrylic/,...
+ Khuôn khổ: tự chọn
(Trang 37)
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
– Phân tích sản phầm thực hành của em hoặc của nhóm em đã thực hiện.
+ Lí do lựa chọn hoạ tiết
+ Hình dạng hoạ tiết
+ Thứ tự các bước vẽ/ cách điệu
+ Hình thức cách điệu
+ Phương pháp phối màu
VẬN DỤNG
Sử dụng kiến thức đã học đề trang trí một đồ vật cá nhân bằng các hoạ tiết ghi chép thực tế hoặc cách điệu.
PHẦN THAM KHẢO
Một số sản phẩm trang trí.
Tuệ Hương, trang trí túi giấy, acrylic trên giấy
Trần Hạnh, trang trí hộp bút, acrylic trên vải