(Trang 5)
Yêu cầu cần đạt
|
(Trang 6)
QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
1. Tìm hiểu hình, khối cơ bản
- Đặc điểm dễ nhận biết về hình, khối cơ bản.
- Mối quan hệ giữa hình và khối.
Hình và khối
1. Hình vuông → khối lập phương
2. Hình tròn → khối cầu
3. Hình chữ nhật → khối trụ
4. Hình tam giác → khối chóp
(Trang 7)
Một số khối cơ bản
Khối lập phương | Khối cầu | Khối trụ |
Khối chóp nón | Khối lục giác | Khối chóp tam giác |
Khối cơ bản trong vẽ hình hoạ gồm:
- Khối đa diện: khối chóp tam giác, khối lập phương, khối lục giác,... Những khối này có các diện là mặt phẳng.
- Khối có diện tròn: khối cầu, khối trụ, khối chóp nón,... Những khối này được tạo nên bởi các đường cong và cho cảm giác về sự chuyển động.
GHI NHỚ
Khối là một vật thể có hình dạng nhất định, chiếm chỗ trong không gian, có hình dạng ba chiều (chiều dài, chiều cao và chiều sâu).
Mỗi dạng khối sẽ cho chúng ta cảm nhận khác nhau về các diện và sự thay đổi sáng – tối ở mỗi diện khi có ánh sáng chiếu vào. Nghiên cứu vẽ khối trong hình hoạ giúp ta biết cách sử dụng đường nét, hình mảng, khối, đậm – nhạt để tạo cảm giác về không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều.
(Trang 8)
2. Tìm hiểu về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản
Nét dọc | Nét ngang | Nét chéo |
Nét mảnh mờ → to đậm dần | Nét to đậm → mảnh mờ dần | Nét mảnh mờ → to đậm dần |
Các kiểu đan nét vẽ
GHI NHỚ
Một độ nét dày, nét thưa tạo độ đậm – nhạt trong diễn tả ánh sáng của cấu trúc khối.
(Trang 9)
3. Tìm hiểu về đậm – nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản
Bên sáng:
Bên tối:
| ![]() |
Rất sáng
Trung gian của bên sáng
Sáng
Tối
Trung gian của bên tối (phản quang ánh sáng)
Rất tối
![]() | Đậm – nhạt gồm:
|
Sáng – tối và đậm – nhạt
Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật. Trong hình hoạ, sáng – tối hoặc độ chuyển đậm – nhạt, đề cập đến việc sử dụng các bóng đổ, ánh sáng, bóng tối. Sáng – tối trực tiếp liên quan đến tương phản.
(Trang 10)
4. Tìm hiểu về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản
– Khối cơ bản với một số hướng nhìn khác nhau:
GHI NHỚ
Khi vẽ, ta cần chú ý đến đặc điểm trên các cạnh chiều cao, chiều ngang của khối trong bài vẽ nằm trong không gian.
(Trang 11)
5. Tìm hiểu về tư thế vẽ và cách cầm bút
Quan sát hình sau, thảo luận về tư thế vẽ và cách cầm bút.
Tư thế ngồi vẽ Không nên ngồi sát bảng vẽ, cần giữ một khoảng cách cần thiết đề dễ quan sát và so sánh. Bảng vẽ nên đặt sao cho có một độ nghiêng vừa phải so với mắt nhìn. | ![]() |
![]() | Cách cầm que đo Nếu bạn cầm bút tay phải thì đo bằng tay trái, một mắt nheo đề đưa mẫu về hình phẳng. Trong quá trình đo, luôn thẳng tay và cầm đứng que đo, ngón cái và ngón út nằm trong, ba ngón giữa nằm ngoài. Sử dụng ngón cái để xác định đơn vị đo được và không được di chuyền tay để giữ khoảng cách luôn cố định. |
Cách cầm bút
Cách cầm bút chì khi về những chi tiết nhỏ | Cách cầm bút chì tạo được các góc độ dài và rộng trong khi vẽ |
(Trang 12)
LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
1. Chuẩn bị dụng cụ
Bút chì Bút chì có nhiều loại khác nhau, từ loại cứng (H) đến loại mềm (B). Nét của bút chì cứng mảnh và nhạt, còn nét của bút chì mềm to và đậm. Khi vẽ, cần chuẩn bị nhiều loại bút khác nhau để có thể thay đổi tuỳ trường hợp. | ![]() |
Tẩy Tẩy là dụng cụ không chỉ dùng để tẩy xoá mà còn dùng để chỉnh sửa hình vẽ rất hiệu quả. Khi vẽ, ta thường dùng loại tẩy mềm và có độ đàn hồi tốt để có thể uốn thành mọi hình dạng khác nhau, sử dụng một cách linh hoạt. | ![]() |
Bảng vẽ Bảng vẽ thông thường được làm bằng gỗ dán ép, kích thước 40 x 60 cm, 50 x 70 cm hoặc 60 x 80 cm. | ![]() |
Giấy vẽ Giấy vẽ có nhiều loại khác nhau: giấy mịn, giấy mịn vừa và giấy thô. Không nên chọn các loại giấy quá mỏng, quá bóng dễ vẽ. Chất liệu và màu sắc của giấy vẽ đem lại các hiệu quả không giống nhau. | ![]() |
(Trang 13)
2. Gợi ý các bước thực hiện vẽ khối cơ bản
– Khối lập phương
Dựng hình và xác định bóng đổ.
Thể hiện bóng đồ theo dạng của hình lập phương.
Xác định diện thể hiện đậm – nhạt.
Thể hiện sắc độ của bóng đổ, độ chuyển sắc độ trên diện khối lập phương và hoàn thiện sản phẩm. | ![]() |
(Trang 14)
- Khối cầu
Dựng hình bằng các nét phác dài | Thể hiện các diện sáng - tối |
Tiếp tục thể hiện các diện và bóng đồ | Thể hiện chi tiết các diện đậm – nhạt |
![]() |
Chú ý đến sự khác nhau trong các bước thực hiện ở hai bài: khối lập phương và khối cầu. Ví dụ: khối lập phương dựng bằng các đường thẳng có điểm tụ; khối cầu ghép các đường thẳng thành đường cong...
(Trang 15)
Hãy vẽ một khối cơ bản tự chọn bằng chất liệu chì
– Yêu cầu:
- Lựa chọn khối đề vẽ: khối cầu/ khối trụ/ khối lập phương.
- Thực hiện bài vẽ hình hoạ khối cơ bản bằng chất liệu chì.
– Dụng cụ cần chuẩn bị: giấy vẽ hình hoạ khổ A3, chì, tẩy, que đo, dây dọi, bảng gỗ, kẹp sắt, băng dính,...
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
Trưng bày sản phẩm theo phân loại:
- Vẽ khối lập phương.
- Vẽ khối trụ.
- Vẽ khối cầu.
Nhận xét theo gợi ý:
- Đặc điểm dễ nhận biết về hình, khối cơ bản.
- Yếu tố tạo hình cơ bản trong bài vẽ khối.
- Các bước thực hiện.
PHẦN THAM KHẢO
Một số sản phẩm mĩ thuật vẽ khối cơ bản.
Hoàng Thanh Tú, Khối chóp | Nguyễn Thị Thanh Hương, Khối lập phương |
(Trang 16)
VẬN DỤNG
Vẽ khối cơ bản bằng đậm nhạt của màu.
PHẦN THAM KHẢO
Lisa Beerntsen, Khối lập phương, màu acrylic, nguồn: pinterest.com
GHI NHỚ
Hình hoạ là môn học dùng đường nét, hình mảng, hình, sáng – tối... để mô tả đối tượng khách quan mà mắt ta quan sát được, tạo ra ảo ảnh ba chiều của đối tượng đó trên mặt phẳng hai chiều. Không gian trong hình hoạ có thể là một màu hoặc nhiều màu.
Có nhiều cách gọi khác nhau về hình hoạ, tuỳ theo mức độ, điều kiện nghiên cứu, như: hình hoạ, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực,...