(Trang 17)
Yêu cầu cần đạt
– Sắp xếp được các khối cơ bản có bố cục hợp lí trên trang giấy.
– Hiều được cách thể hiện một số khối cơ bản trong mẫu vẽ.
– Thực hiện được các bước vẽ khối cơ bản.
QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
1. Chuẩn bị dụng cụ vẽ khối cơ bản
- Lựa chọn bút chì: Bút chì có hai kí hiệu chính là H (hard) và B (black), trong đó:
+ Số H càng lớn, ruột chì càng cứng và nhạt màu: thích hợp cho phác nét.
+ Số B càng lớn, ruột chì càng mềm và đậm màu: thích hợp cho vẽ đậm nhạt.
- Sử dụng bút chỉ: Để sử dụng bút chỉ thề hiện một bài hình hoạ hiệu quả, cần chuốt đầu chì theo từng mục đích sử dụng (nhọn, tù) bằng dao hoặc gọt bút chì.
Bút chì, giấy, tẩy
(Trang 18)
- Lựa chọn tẩy: Tẩy có hai loại chính:
+ Tẩy thô: dùng đề tẩy sạch chỗ đã vẽ đậm hay lấy sáng trong tối.
+ Tẩy mềm: dùng để tẩy sạch nét chì khi dựng hình mà không làm hại mặt giấy.
- Sử dụng tẩy: Cắt tầy theo đường chéo đề được hai cục tẩy có các góc nhọn. Dùng góc nhọn để xoá các chi tiết nhỏ.
2. Các bước thực hiện một bài vẽ nghiên cứu khối cơ bản
Đặt mẫu ở vị trí có ánh sáng rõ về nguồn sáng – tối. | Vị trí đặt bảng vẽ theo nguyên tắc: tay thuận là bằng vẽ và bên không thuận là mẫu vẽ. Khi phác hình, cần chú ý không nên về những đường ngắn mà nên vẽ những đường dài đề nét vẽ thoáng. Có thể vẽ nhiều nét rồi chọn lấy một nét đúng nhất. |
Khi sử dụng que đo cần thẳng cánh tay, nhắm một bên mắt và xác định một độ dài trên mẫu làm chuần bằng khoảng cách đầu que và ngón cái. Sau đó, so sánh chiều dài các cạnh khác so với cạnh chuẩn: nếu nhỏ hay lớn hơn thì cần xác định xem bằng bao nhiêu phần. | Sử dụng dây dọi đề xác định các điểm thẳng hàng của mẫu về theo trục đứng, tránh tình trạng đồ hình khi vẽ. |
GHI NHỚ
Bài hình hoạ nghiên cứu khối cơ bản giúp cho người vẽ hiểu được các phương pháp phối cảnh, đưa các không gian 3D của vật thể thực lên bề mặt 2D của một tờ giấy.
(Trang 20)
Bố cục sắp xếp khối cơ bản trên giấy
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
? Theo em, bố cục nào hợp lí nhất? Vì sao? |
(Trang 21)
LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
Gợi ý các bước thực hiện bài vẽ nghiên cứu kết hợp các khối cơ bản
1. Chọn chỗ vẽ - Chọn chỗ vẽ hợp lí, thoải mái, có góc nhìn rõ ràng và bố cục mẫu đẹp. - Có đủ ánh sáng, không bị che khuất tầm nhìn, từ chỗ ngồi đến mẫu phải đầm bảo khoảng cách để dễ quan sát. 2. Quan sát và nhận xét mẫu - Quan sát mẫu đề nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, độ đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu. - Tìm bố cục hình vẽ trên tờ giấy cho hợp lí, thuận mắt. | ![]() |
![]() | 3. Bố cục hình vẽ trên giấy – So sánh chiều cao với chiều ngang của mẫu để ước lượng tỉ lệ khung hình trên giấy vẽ. - Vẽ phác khung hình sao cho cân đối, thuận mắt với tờ giấy (không to, không nhỏ hay quá lệch về một bên). |
(Trang 22)
![]() | 4. Vẽ hình – Phác hình theo những đường hướng lớn, tránh đi ngay vào những chi tiết nhỏ, hình dễ bị méo và không đúng với tương quan, tỉ lệ thực của mẫu vě. – Đo, chia tỉ lệ từng khối. – Tìm tỉ lệ chiều sâu của diện mối khối. – Trên cơ sở của hình vẽ phác, tiến hành đo lại tỉ lệ, kiểm tra các đường hướng của trục ngang, trục dọc đầm bảo cho hình vẽ không bị đổ, luôn chỉnh lại hình phác cho đúng với mẫu và trong suốt quá trình vẽ, thường xuyên kiềm tra, điều chỉnh lại hình cho chính xác hon. |
5. Vẽ đậm - nhạt
Quan sát đề tìm hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu, phân biệt các phần sáng – tối trên mẫu.
Vẽ phác mảng hình đậm – nhạt theo hình khối của mẫu, so sánh sự khác nhau giữa các độ đậm – nhạt để diễn tả sao cho gần với mẫu thực.
Đẩy sâu thêm về chi tiết theo cấu tạo của mẫu. Cần nheo mắt đề phân biệt mảng sáng – tối lớn của mẫu. Phân tích kĩ tương quan sáng – tối. Đảm bảo tương quan đậm – nhạt giữa các vật mẫu và giữa mẫu với nền.
(Trang 23)
6. Hoàn chỉnh bài vẽ Sửa lại hình cho chính xác, phân tích kĩ lại các độ đậm – nhạt của mẫu nhưng không làm mất đi tính bao quát chung của mẫu vẽ. Đầy sâu dần các chi tiết đề bài vẽ đạt được tinh thần của mẫu về bố cục, hình và tương quan tỉ lệ. | ![]() |
Thực hiện bài vẽ với hai hoặc ba khối cơ bàn tự chọn
– Yêu cầu: vẽ trên giấy khỗ A3, chất liệu chỉ.
– Dụng cụ: giấy vẽ hình hoạ, bút chì, tầy, que đo, dây dọi, bảng vẽ,...
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
– Trưng bày sản phẩm mĩ thuật của học sinh.
– Nhận xét sản phầm theo gợi ý:
+ Bố cục của bài vẽ: sự cân đối, tỉ lệ của nhóm khối mẫu thề hiện trên giấy vẽ.
+ Hình vẽ:
- Độ chính xác của tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc nhóm khối mẫu.
- Độ chính xác của từng hình so với mẫu, thể hiện ở đặc điểm khối, các trục ngang và trục dọc.
+ Độ đậm - nhạt:
- Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu so với mảng đậm – nhạt của hình trên bài vẽ.
- Tương quan giữa độ sáng – tối trên mẫu vẽ và độ đậm – nhạt trên bài vẽ.
- Tương quan về đậm – nhạt giữa nhóm khối hình với nền.
+ Mức độ hoàn chỉnh của bài vẽ: bố cục chung, hình, mảng đậm – nhạt, không gian,... của bài vẽ.
(Trang 24)
PHẦN THAM KHẢO
Một số sản phầm mĩ thuật.
Đoàn Thị Thanh, vẽ nghiên cứu hai khối cơ bản
Khuất Thị Hoà, vẽ nghiên cứu hai khối cơ bản | Nguyễn Thị Thu Thảo, vẽ nghiên cứu hai khối cơ bản |
(Trang 25)
VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức đã học đề sắp xếp bố cục và thể hiện nhiều khối cơ bản.
PHẦN THAM KHẢO
Phạm Thu Thảo, vẽ nghiên cứu ba khối cơ bản
Khuất Thị Hoà, vẽ nghiên cứu ba khối cơ bản