Trang 54
Yêu cầu cần đạt
• Nêu được nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên.
• Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên trong các tình huống đơn giản thường gặp.
• Nếu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn để đơn giản thường gặp liên quan đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự.
• Tích cực, chủ động vận động người chưa thành niên chấp hành các quy định của pháp luật hình sự.
MỞ ĐẦU
Pháp luật hình sự luôn đề cao nguyên tắc binh đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm lứa tuổi vị thành niên chưa phát triển đầy đủ về thể chất, trình độ nhận thức, tâm lí mà pháp luật hình sự đã có những quy định riêng cho lứa tuổi này để đảm bảo tính khách quan, chính xác và thể hiện tính ưu việt trong pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Bài học này giúp chúng ta biết được nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên như: tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Qua đó, các em tự xây dựng ý thức chấp hành pháp luật hình sự và đấu tranh phòng, chống tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Em hãy kể về một trường hợp dưới 18 tuổi phạm tội mà em biết và chia sẻ bài học rút ra từ trường hợp này.
KHÁM PHÁ
1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Em hãy đọc thông tin, tình huống sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự.
2️⃣ S (17 tuổi) và H (13 tuổi) là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản trị giá 150 triệu đồng. Thời điểm phạm tội, H 13 tuổi 6 tháng và S 17 tuổi. S bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, còn H chỉ bị xử lí hành chính.
Trang 55
1/ Vì sao S và H cùng tham gia vụ trộm cắp tài sản nhưng chỉ có S bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn H bị xử lí hành chính?
2/ Tại sao khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải xác định rõ tuổi của người vi phạm?
Bộ luật Hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. |
2. Nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Thấy công an đến điều tra vụ mất xe máy do bác V báo, C (15 tuổi) rất lo sợ. Từ một học sinh giỏi nhưng vì ham chơi điện tử, C đã lấy trộm xe của bác V. C rất ân hận và chia sẻ việc làm của mình với bố mẹ. Bố mẹ đã khuyên C nhận lỗi với bác V và bồi thường thiệt hại cho bác. Do nhân thân tốt, đã biết hối hận về việc làm của mình và tự nguyện khắc phục hậu quả, Cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự đối với C và ra quyết định áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục.
2️⃣ Biết T (15 tuổi) rất cần tiền để nộp viện phí chữa bệnh cho mẹ nên chú M hàng xóm đã nhờ T chuyển gói hàng cho cô Y ở cuối ngõ và hứa trả số tiền công lớn. Trong lần chuyển hàng đầu tiên, T bị công an bắt giữ vì gói hàng chú M nhờ chuyển là ma tuý. Trong quá trình điều tra, T thành khẩn khai báo, cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan điều tra và còn giúp đỡ cơ quan công an phá một vụ án đánh bạc ở khu phố của mình. Nhận thấy T còn khả năng giáo dục, căn cứ nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự, Toà án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với T.
Câu hỏi
1/ Vì sao cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T?
2/ Em hãy nêu ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự.
Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Hình sự, nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: - Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, phải bảo đảm lợi ích tốt nhất |
Trang 56
và nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. - Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc trường hợp pháp luật quy định, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định. - Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. - Khi xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính đề xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. |
3. Các biện pháp xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
a) Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
• Biện pháp khiển trách
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hoà giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này (Điều 92 Bộ luật Hình sự).
2️⃣ Khiển trách áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ (khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự).
3️⃣ H (17 tuổi) bị bắt về hành vi trộm cắp điện thoại di động trị giá 3,5 triệu đồng. Đây là lần đầu H phạm tội. Được bố mẹ phân tích, giảng giải, H rất ân hận về việc làm của mình và ra cơ quan công an khai báo về hành vi trộm cắp của mình. Qua điều tra, xác minh, cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách đối với H.
Câu hỏi
1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với H? Việc áp dụng biện pháp khiễn trách đối với H nhằm mục đích gì?
2/ Theo em, biện pháp khiển trách tạo điều kiện như thế nào để giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Trang 57
- Biện pháp khiển trách nhằm giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ. - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi (khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự). - Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc. + Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu trong thời gian từ 3 đến 12 tháng. + Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp trong thời gian từ 3 đến 12 tháng (khoản 3, 4 Điều 93 Bộ luật Hình sự). |
• Biện pháp hoà giải tại cộng đồng
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Hoà giải tại cộng đồng áp dụng đối với: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự; khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (khoản 1, 2 Điều 94 Bộ luật Hình sự).
2️⃣ B (16 tuổi) bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi phóng xe máy nhanh, vượt ẩu nên gây tai nạn giao thông khiến chị H đi đường bị thương nặng (tỉ lệ thương tích 12%), xe máy bị hỏng. Sau khi gây tai nạn, B và gia đình đưa chị H vào viện điều trị, sửa chữa xe máy, bồi thường thiệt hại. Trước sự ăn năn hối lỗi của B và sự quan tâm của gia đình B, chị H đã đề nghị Cơ quan điều tra xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho B. Cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B.
Câu hỏi
1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B? Việc áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng nhằm mục đích gì?
2/ Theo em, biện pháp hoà giải tại cộng đồng tạo điều kiện như thế nào để giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hoà giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 94 Bộ luật Hình sự). - Người được áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại. + Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc. |
Trang 58
+ Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. + Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức. + Cam kết hoàn thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có). |
• Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
1️⃣ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn: áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự
quy định; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định (khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự).
2️⃣ P (17 tuổi) cư trú tại xã Đ, huyện X, tỉnh Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt áp dụng là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm). Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Toà án quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với P, giao cho Uỷ ban nhân dân xã Đ giám sát, giáo dục P. P không được đi khỏi nơi cư trú khi không được phép, đồng thời phải chịu sự giám sát, giáo dục của Uỷ ban nhân dân xã và gia đình.
Câu hỏi
1/ Toà án căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với P?
2/ Theo em, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tạo điều kiện như thế nào để giúp cho người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
- Người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chịu sự kiểm tra, giám sát và giáo dục của xã, phường, thị trấn và thực hiện các nghĩa vụ sau: + Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động. + Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn. + Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép. + Các nghĩa vụ quy định trong trường hợp áp dụng biện pháp khiển trách. - Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm quản lí, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (Khoản 2, 3 Điều 95 Bộ luật Hình sự) |
b) Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập để giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lí, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động
Trang 59
phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội. Toà án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 1 năm đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người phạm tội mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chẽ.
2️⃣ A (14 tuổi) ở với bà ngoại già yếu. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của gia đình, A bị nhóm bạn xấu rủ rê và tham gia vào nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản tại địa phương. A bị bắt khi tham gia một vụ cướp giật tài sản. Khi xét xử vụ án, Toà án đã căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của A đề ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A. Trong thời gian sống ở trường, được sự giáo dục, dạy dỗ của cán bộ, giáo viên, được học văn hoá,... A đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ học tập, lao động theo sự quản lí của nhà trường. A được nhà trường đề nghị Toà án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Câu hỏi
1/ Căn cứ để Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với A là gì?
2/ Trong trường giáo dưỡng, A đã làm gì để được nhà trường đề nghị Toà án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng?
3/ Theo em, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng giúp ích gì cho việc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội?
- Toà án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 1 năm đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người phạm tội mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chẽ (khoản 1 Điều 96 Bộ luật Hình sự). - Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lí, giáo dục của nhà trường (khoản 2 Điều 96 Bộ luật Hình sự). - Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lí, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 97 Bộ luật Hình sự). |
c) Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
• Cảnh cáo
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Bị cáo Nguyễn Văn A (phạm tội khi 16 tuổi 11 tháng) bị Viện kiểm sát nhân dân huyện B truy tố về tội: “Cố ý gây thương tích" theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Kết quả điều tra cho thấy, A phạm tội ở độ tuổi vị thành niên và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự. Tại phiên toà, A đã thành khẩn khai báo và người bị hại cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho A nên Toà án quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với Nguyễn Văn A.
Trang 60
Câu hỏi
1/ Em hãy nêu căn cứ để Toà án ra quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối Với A.
2/ Theo em, hình phạt cảnh cáo nhằm mục đích gì?
Cảnh cáo là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. |
• Phạt tiền
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
1️⃣ Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định.
2️⃣ K(17 tuổi) bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của 30 người và bị kết tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt tương ứng với tội của K là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. K bị Toà án áp dụng hình phạt tiền với mức là 40 triệu đồng.
Câu hỏi
1/ Vì sao Toà án áp dụng hình phạt tiền với mức phạt là 40 triệu đồng với K?
2/ Vì sao khi áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức phạt lại không quá một phần hai mức phạt tiền mà điều luật quy định?
Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định (Điều 99 Bộ luật Hình sự). |
• Cải tạo không giam giữ
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
1️⃣ Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội.
2️⃣ Q (17 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại xóm C, xã P, bị công an bắt giữ do tàng trữ 3kg pháo nổ. Q bị truy tố về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" theo Điều 305 Bộ luật Hình sự. Xét hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện là cố ý và nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. cần phải xử lí nghiêm. Tuy nhiên, do Q lần đầu phạm tội, trong quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Toà án đã quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q và giao Q cho Uỷ ban nhân dân xã P giám sát, giáo dục.
Trang 61
Câu hỏi
1/ Căn cứ để Toà án ra quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đổi với Q là gì? Vì sao Uỷ ban nhân dân xã P được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục Q?
2/ Hình phạt cải tạo không giam giữ có ý nghĩa như thế nào đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
- Cải tạo không giam giữ là hình thức Toà án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục họ. - Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. - Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. - Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. (Điều 100 Bộ luật Hình sự) |
• Tù có thời hạn
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hinh phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự).
2️⃣ X (16 tuổi) phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà theo quy định của Bộ luật Hình sự thì mức hình phạt áp dụng đối với tội này là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Qua xét xử, Toà án quyết định áp dụng mức hình phạt đối với X là 12 năm.
Câu hỏi
1/ Vì sao Toà án áp dụng mức hình phạt tù đối với X là 12 năm?
2/ Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần căn cứ vào nguyên tắc nào trong Bộ luật Hình sự?
Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần căn cứ vào nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự và quy định tại Điều 101 Bộ luật Hình sự như sau: - Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. |
Trang 62
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
4. Mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
a) Tổng hợp hình phạt
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Năm 15 tuổi, trong một lần trộm cắp tài sản, do sợ bị phát hiện nên V đã phóng xe bỏ chạy và gây tai nạn làm nạn nhân bị thương (tỉ lệ thương tích 18%). Năm 17 tuổi do mâu thuẫn cá nhân, V lại phạm tội cố ý gây thương tích.
Câu hỏi
1/ Năm 15 tuổi, V phạm những tội nào? Theo em, Toà án sẽ quyết định hình phạt thế nào?
2/ Khi xem xét tội của V ở lần phạm tội năm 17 tuổi, Toà án có bỏ qua lần phạm tội năm 15 tuổi không? Vì sao?
Theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Hình sự, khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thi hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: a) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thi hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này; b) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. |
Trang 62
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
4. Mức hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn; xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
a) Tổng hợp hình phạt
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Năm 15 tuổi, trong một lần trộm cắp tài sản, do sợ bị phát hiện nên V đã phóng xe bỏ chạy và gây tai nạn làm nạn nhân bị thương (tỉ lệ thương tích 18%). Năm 17 tuổi do mâu thuẫn cá nhân, V lại phạm tội cố ý gây thương tích.
Câu hỏi
1/ Năm 15 tuổi, V phạm những tội nào? Theo em, Toà án sẽ quyết định hình phạt thế nào?
2/ Khi xem xét tội của V ở lần phạm tội năm 17 tuổi, Toà án có bỏ qua lần phạm tội năm 15 tuổi không? Vì sao?
Theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Hình sự, khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định. Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: a) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này b) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. |
Trang 63
b) Giảm mức hình phạt đã tuyên
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại, N (17 tuổi) đã chấp hành được hai phần năm
mức hình phạt và có nhiều tiến bộ nên được trại giam đề nghị Toà án xem xét giảm mức
hình phạt đã tuyên.
Câu hỏi
1/ Vì sao N được đề nghị giảm mức hình phạt đã tuyên?
2/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ về điều kiện để được giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của luật hình sự.
Theo điều 105 Bộ luật Hình sự thì điều kiện đề người dưới 18 tuổi phạm tội được giảm mức hình phạt đã tuyên như sau: - Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù mỗi lần có thể giảm đến 4 năm với điều kiện đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. - Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại. - Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. |
c) Tha tù trước thời hạn có điều kiện
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
U (17 tuổi) phạm tội và bị phạt tù. Trong thời gian chấp hành án tại trại giam T, U được giáo dục, cải tạo và có nhiều tiến bộ, thể hiện ý thức cải tạo tốt. Xét thấy U phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng và đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù nên được Ban Giám thị trại giam T đề nghị xét tha tù trước thời hạn.
Câu hỏi
1/ U đã làm gì để được tha tù trước thời hạn?
2/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ về điều kiện tha tù trước thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Khoản 1 điều 106 Bộ luật Hình sự quy định: Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau: - Phạm tội lần đầu; - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; - Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù; - Có nơi cư trú rõ ràng. |
Trang 64
d) Xoá án tích
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1️⃣ Án tích là hậu quả pháp lí của việc phạm tội, là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt. Án tích được ghi, lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện. Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án.
2️⃣ Khi 15 tuổi, M bị Toà kết án do phạm tội rất nghiêm trọng. Sau khi ra tù, M luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tuân thủ pháp luật để trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, M rất lo vì sợ sau này trong li lịch tư pháp của mình có ghi án tích. Khi M xin ý kiến tư vấn của Trung tâm hỗ trợ pháp lí thì được biết rằng trường hợp của mình được coi là không có án tích vì khi kết án M dưới 16 tuổi.
Câu hỏi
1/ Ấn tích là gì? Việc xoá án tích sẽ đem lại điều gì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi tái hoà nhập cộng đồng?
2/ Vì sao M không có án tích?
3/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Theo Điều 107 Bộ luật Hình sự, xoá án tích đối với người chưa thành niên được quy định như sau: - Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi vô ý; + Người bị áp dụng biện pháp tư pháp. - Người từ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xoá án tích nếu trong thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới. |
LUYỆN TẬP
1. Những nhận định về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ.
b. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
c. Việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không thể thực hiện được mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
d. Không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Trang 65
2. Chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?
a. Ph ( 15 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
b. S (16 tuổi) và (N 13 tuổi) cùng nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người hàng xóm mới chuyển đến rồi đem bán.
c. L (15 tuổi) và Tr (14 tuổi) cùng xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn V cùng khu phố.
3. Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết biện pháp giám sát, giáo dục nào là phù hợp để áp dụng đối với Đ. Vì sao?
Khi đang trộm cắp xe máy, Đ (16 tuổi) đã bị bắt quả tang. Tại cơ quan điều tra, Đ thành thật khai báo và nhận tội. Cơ quan điều tra nhận thấy Đ lần đầu phạm tội, chưa gây hậu quả nên quyết định áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục.
4. Giải đáp pháp luật
a. Năm 15 tuổi, H đã phạm tội và Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm. Sau khi chấp hành xong hình phạt, H trở về địa phương tiếp tục học tập và luôn tuân thủ pháp luật. Khi làm hồ sơ xin việc ở một công ty, phòng nhân sự có yêu cầu phải có Phiếu lí lịch tư pháp.
Theo em, trong Phiếu lí lịch tư pháp của H có ghi án tích không? Vì sao?
b. Y (17 tuổi) phạm tội và bị kết án phạt tù. Y đã chấp hành được gần một phần ba thời hạn phạt tù. Trong thời gian chấp hành án, Y có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện và tiến bộ. Y muốn cải tạo thật tốt để sớm được ra tù, trở về đoàn tụ với gia đình.
Theo em, Y có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt không? Vì sao?
5. Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những trường hợp sau:
a. Bố mẹ li hôn, L (15 tuổi) buồn chán, đi bụi đời với đám bạn xấu. Thấy vậy, ông U - người thường xuyên vận chuyển hàng lậu qua biên giới rủ L cùng làm để có tiền ăn chơi.
b. Thấy hai bạn nữ đánh nhau ở cổng trường, V rủ các bạn dừng xe xem và quay video định đưa lên mạng xã hội.
c. Mặc dù biết chủ Đ hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc tại nhà riêng nhưng M sợ không dám tố giác vì nhiều lần bị chủ đe doạ.
d. H (16 tuổi) cùng G (17 tuổi) vào rừng kiếm củi. Trong lúc nghỉ chân, H đào được rất nhiều khoai nên đã bảo G đốt củi nướng khoai ăn. G bản khoản vì sợ có thể gây ra cháy rừng.
VẬN DỤNG
1. Em hãy tìm hiểu một vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội và chia sẻ bài học em rút ra từ câu chuyện đó.
2. Em hãy viết và chia sẻ với các bạn về các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.