Trang 33
Yêu cầu cần đạt
• Lập được quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
• Phân tích được những bài học thành công và thất bại trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
• Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động học hỏi quy trình tổ chức, hoạt động và những bài học thành công, thất bại của doanh nghiệp nhỏ.
MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp nhỏ là mô hình sản xuất kinh doanh được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu khởi nghiệp. Để tự tin tổ chức doanh nghiệp thuận lợi, hiệu quả, em cần biết đầy đủ quy trình thành lập và tổ chức hoạt động cùng những bài học thành công, thất bại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
Giả định một người muốn tổ chức kinh doanh một hàng hoá/dịch vụ nào đó. Theo em, người đó cần phải thực hiện các bước chuẩn bị như thế nào?
KHÁM PHÁ
1. Quy trình thành lập một doanh nghiệp
Em hãy đọc tiếp câu chuyện về doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp
Khi được hỏi về các thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty, anh H – chủ doanh nghiệp nhỏ AH cho biết: Phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Anh cân nhắc chọn loại hình doanh nghiệp nào trong số các loại hình doanh nghiệp kinh tế tư nhân: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Anh tim hiểu kĩ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp này và quyết định chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phù hợp với điều kiện cụ thể về vốn của anh và gia đình. Ở loại hình này, anh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lí với số vốn điều lệ của công ty mà anh đăng kí, không ảnh hưởng đến tài sản chung của gia đình. Anh H lưu ý một số vấn đề:
- Chuẩn bị thủ tục gồm: Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập.
Trang 34
- Lựa chọn tên công ty: Anh chọn tên công ty là AH được ghép từ tên của anh là H và tên vợ anh là A.
- Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty: chính là địa chỉ ngôi nhà nơi gia đình anh đang sinh sống.
- Xác định vốn điều lệ để đăng kí kinh doanh: vì là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên vốn điều lệ chỉ một mình anh phải thực hiện bằng giá trị đất và nhà anh đang ở trên cơ sở anh phải chuyển quyền sở hữu và sử dụng thành tài sản của công ty và sẽ ghi vào điều lệ công ty.
- Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc.
- Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh là ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt.
Câu hỏi
1/ Em hãy cho biết anh H đã chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp như thế nào.
2/ Hãy tóm tắt nội dung bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập
Khi được hỏi về việc thành lập công ty, cần soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp như thế nào, anh H cho biết:
- Phải soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.
- Nộp hồ sơ đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Câu hỏi
1/ Em hãy cho biết anh H đã soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp như thế nào.
2/ Hãy tóm tắt nội dung bước soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Khi được hỏi về việc làm con dấu pháp nhân của công ty cần phải chuẩn bị các thông tin cần thiết gi, anh H cho biết:
- Đại diện doanh nghiệp mang 1 bản sao giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.
- Đại diện doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp bản gốc đến nhận con dấu.
Trang 35
Câu hỏi
Anh H đã tiến hành các bước nào đề làm con dấu pháp nhân của doanh nghiệp?
Giai đoạn 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty
Khi được hỏi sau khi đã thành lập công ty, doanh nghiệp có cần phải hoàn thiện thủ tục nào nữa không để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, anh H cho biết: doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
- Đăng bố cáo thành lập.
- Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng kí.
- Tiến hành đăng kí khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lí trong thời hạn quy định.
- Tiến hành khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ kí số.
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài.
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hoá đơn theo quy định của Nhà nước.
Câu hỏi
Anh H đã làm những thủ tục gì sau khi có giấy phép thành lập công ty?
Quy trình thành lập doanh nghiệp thông thường có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp - Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. - Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập. - Lựa chọn tên công ty. - Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. - Xác định vốn điều lệ để đăng kí kinh doanh. - Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. - Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh. Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập - Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định về đăng kí doanh nghiệp. - Nộp hồ sơ đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. |
Trang 36
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân - Mang bản sao giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. - Đại diện doanh nghiệp mang giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp bản gốc để nhận con dấu pháp nhân. Giai đoạn 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty Sau khi có giấy phép đăng kí thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau: - Đăng bố cáo thành lập. - Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng kí. - Tiến hành đăng kí khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lí trong thời hạn quy định. Tiến hành khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ kí số. - Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài. - Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành). - Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hoá đơn theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. |
2. Quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào đề sản xuất
Anh H chia sẻ, để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất bao gồm tuyển dụng nguồn nhân lực – trong đó có
biệt các bản nhân viên phụ trách kỹ thuật, quảnón nhân sự, kinh doanhà hành chính đặc biệt là đội ngũ công nhân dệt có tay nghề, lao động phụ...; mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu để sản xuất khăn như máy dệt, máy cắt, máy viền khăn, máy phun sơn, sợi, chỉ,... Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tìm hiểu thông tin thị trường đề ra quyết định sản xuất cho phù hợp.
Câu hỏi
Doanh nghiệp AH đã chuẩn bị những gì để triển khai hoạt động sản xuất?
Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất
Để đạt năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất, anh H đã xác định rõ cơ cấu sản xuất gồm: bộ phận sản xuất chính trực tiếp tạo ra sản phẩm; bộ phận phụ trợ bảo đảm cho sản xuất chính tiến hành đều đặn, liên tục; bộ phận sản xuất phụ tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra sản phẩm phụ và bộ phận phục vụ cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, kho tàng,...
Trang 37
Trên cơ sở đó, anh bố trí nhân công cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc với năng suất, chất lượng lao động tốt nhất.
Đồng thời, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lí kĩ thuật gồm: kĩ thuật thiết kế sản phẩm, kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm và bảo đảm cho hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hoạt động liên tục, hiệu quả, an toàn.
Đặc biệt, doanh nghiệp rất chú trọng đến quản lí chất lượng sản phẩm: kiểm tra chất lượng từng công đoạn về chất liệu, mẫu mã, đúng quy cách hoạ tiết, màu sắc...
Câu hỏi
Em hãy nêu những bước cơ bản giúp doanh nghiệp AH hoạt động sản xuất hiệu quả.
Giai đoạn 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất
Anh H chia sẻ, sản xuất ra sản phẩm đã khó, việc tiêu thụ sản phẩm còn khó hơn. Vì thế, doanh nghiệp phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc hoạch định sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm đơn đặt hàng bằng việc giới thiệu, quảng bá và phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Chính vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt tại các siêu thị ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đã có đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài.
Câu hỏi
Doanh nghiệp AH đã làm gì để tiêu thụ sản phẩm?
Quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ: Giai đoạn 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất Để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào của sản xuất bao gồm: nguồn nhân lực, vốn, trang thiết bị kĩ thuật, nguyên vật liệu, thông tin,... Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất Để sản xuất đạt năng suất và hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các bước cơ bản sau: xác định cơ cấu sản xuất, bố trí nhân lực phù hợp, quản lí kĩ thuật bao gồm kĩ thuật thiết kế sản phẩm, kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm và bảo đảm hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, quản lí chất lượng sản phẩm,... Giai đoạn 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất Để giải quyết đầu ra cho sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, doanh nghiệp phải có chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và có phương thức phân phối tiện lợi để thoả mãn nhu cầu khách hàng. |
Trang 38
3. Bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ
a) Bài học thành công
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của doanh nghiệp nhỏ AH để trả lời câu hỏi:
Khi được hỏi về bài học thành công của doanh nghiệp, anh H vui vẻ chia sẻ: Có nhiều tiêu chí để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp AH đề cao tiêu chí hiệu quả kinh doanh thể hiện ở việc tăng doanh thu, thị phần, lợi nhuận, thu nhập, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đóng góp ngân sách, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đồng thời còn dựa trên tiêu chí văn hoá thể hiện ở tầm nhìn, giá trị mang lại cho cộng đồng, xã hội, tạo ra môi trường làm việc nhân văn, khuyến khích sự sáng tạo, thân thiện với môi trường,...
Biết mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thương trường, anh luôn trăn trở làm thế nào để doanh nghiệp trụ vững, để khách hàng biết đến và tin tưởng sản phẩm của mình. Anh đã cùng các đồng nghiệp suy nghĩ, tìm hiểu nhu cầu thị trường đề thiết kế những mẫu sản phẩm mang phong cách riêng, chất liệu mềm mại thân thiện với con người và môi trường, màu sắc trang nhã, lịch sự, khiến người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay khi mới thành lập doanh nghiệp, anh đã viết bài chia sẻ tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp tại phần giới thiệu của trang web doanh nghiệp, cam kết thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm đối với cộng đồng,... Nhờ vậy, thương hiệu doanh nghiệp AH ngày càng được nhiều người biết đến. Sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở nhiều siêu thị và bắt đầu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Sau 10 năm hoạt động, anh nhận thức rõ doanh nghiệp chỉ tồn tại, đứng vững khi tích cực tham gia vào chuỗi giá trị, liên kết với các hộ gia đình, cộng đồng các doanh nghiệp dệt trong xã. Anh động viên các gia đình trong xã bỏ vốn mua máy rồi thuê họ dệt gia công để tạo việc làm, tăng thu nhập cho các gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Việc làm này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, nâng cao doanh thu và thu nhập. Anh còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp dệt ở địa phương cùng quảng bá hình ảnh về một thương hiệu làng nghề dệt nổi tiếng giúp cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến khắp mọi miền Tổ quốc.
Câu hỏi
1/ Từ những chia sẻ của anh H, em rút ra được những bài học gì để dẫn đến thành công của doanh nghiệp nhỏ AH?
2/ Em hãy tìm hiểu và nêu những bài học thành công khác của các doanh nghiệp nhỏ.
Tiêu chí để đánh giá về sự thành công của một doanh nghiệp nhỏ gồm: tiêu chí hiệu quả kinh doanh thể hiện ở việc tăng doanh thu, thị phần, lợi nhuận, thu nhập, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đóng góp ngân sách; tiêu chí về quy mô: quy mô vốn, số lượng lao động, sản lượng,... ngày càng tăng; tiêu chí văn hoá thể hiện ở tầm nhìn, giá trị mang lại cho cộng đồng, xã hội, tạo ra môi trường làm việc nhân văn, khuyến khích sự sáng tạo, thân thiện với môi trường,... Bài học thành công của doanh nghiệp nhỏ AH là sự quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh; |
Trang 39
đồng thời là bài học tích cực tham gia vào chuỗi giá trị, liên kết với các hộ gia đình, cộng đồng các doanh nghiệp dệt trong xã,... nâng cao giá trị của doanh nghiệp trong xã hội đồng thời khẳng định vị thế, chỗ đứng và sự đóng góp của doanh nghiệp đối với cộng đồng, xã hội. |
b) Bài học thất bại
Cùng đọc tiếp chia sẻ của anh H về những bài học thất bại của doanh nghiệp AH để trả lời câu hỏi:
Anh H cho biết, do bản thân còn ít kinh nghiệm quản lí doanh nghiệp lại thêm những khó khăn của một doanh nghiệp nhỏ trong quá trình kinh doanh, không tránh được những thất bại nhưng quan trọng là sau mỗi thất bại anh đều cùng với các đồng nghiệp suy nghĩ, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học để không vấp phải những thất bại tương tự.
Lúc mới hoạt động, sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp AH bán chạy trên thị trường là loại khăn mặt trơn, khổ nhỏ, chất liệu mịn màng, thân thiện. Anh rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm của mình nên tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất mà không chú ý đến việc cải tiến mẫu mã, chất lượng để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới. Chỉ sau vài tháng, sản phẩm này chậm tiêu thụ, một số khách hàng quen thuộc chuyển sang mua những sản phẩm có chủng loại, mẫu mã mới do doanh nghiệp khác sản xuất. Doanh thu sụt giảm nhanh chóng khiến doanh nghiệp lâm vào khó khăn.
Do công nhân trong các phân xưởng dệt chủ yếu là người trong xã chuyên làm nghề nông, có thu nhập thấp nên khi trả lương cho họ từ 4 – 5 triệu đồng/tháng anh nghĩ chắc họ rất hài lòng nên anh ít quan tâm đến việc tăng lương cho họ. Anh còn không tin tưởng vào khả năng nâng cao tay nghề của những lao động địa phương. Đa phần những lao động có tay nghề cao anh đều tuyển mộ người từ nơi khác đến khiến công nhân trong doanh nghiệp không có động lực tìm tòi, học hỏi nâng cao tay nghề nên năng suất, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp không cao.
Câu hỏi
1/ Em hãy rút ra những bài học thất bại của doanh nghiệp nhỏ từ sự chia sẻ của anh H.
2/ Theo em, còn bài học thất bại nào khác đối với doanh nghiệp nhỏ?
3/ Trong các bài học thất bại đó, em tâm đắc với bài học thất bại nào nhất? Vì sao?
LUYỆN TẬP
1. Em hãy cho biết những ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Hồ sơ thành lập công ty không cần có điều lệ công ty.
b. Chỉ có người đại diện pháp luật của công ty mới được nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
c. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp cần quan tâm đến bộ phận sản xuất phụ.
Trang 40
d. Để quản lí chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng ở từng công đoạn.
2. Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong mỗi tình huống sau:
a. Anh D chọn đăng ki mô hình công ty cổ phần cho doanh nghiệp nhỏ của mình để huy động được nhiều vốn.
b. Chị Y chọn đăng kí mô hình doanh nghiệp tư nhân cho doanh nghiệp nhỏ của mình để kinh doanh độc lập.
c. Sau khi thành lập doanh nghiệp, anh T không thực hiện việc khai thuế qua mạng điện tử vì cho rằng không cần thiết.
d. Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp nhỏ để kinh doanh, cô X rủ thêm ba người bạn khác cùng minh thành lập công ty hợp danh vì nghĩ rằng đông người cùng kinh doanh như vậy sẽ đỡ vất vả hơn.
3. Em và các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ sau:
a. Hãy liệt kê các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục xin phép thành lập công ty.
b. Hãy liệt kê những việc cần làm sau khi thành lập công ty.
4. Em và các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ tập phân tích bài học thành công/ thất bại của doanh nghiệp:
Cùng nhóm học tập phân tích kết quả tìm hiểu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể để chỉ ra bài học thành công thất bại của doanh nghiệp này. Sau đó xây dựng thành vở kịch ngắn chia sẻ bài học và biểu diễn trước lớp.
VẬN DỤNG
1. Từ việc tham gia dự án tìm hiểu mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ ở địa phương (trong bài 4), em hãy viết bài thu hoạch về một bài học thành công của doanh nghiệp này.
2. Em hãy vận dụng kiến thức đã học, tự xây dựng một quy trình tổ chức của một doanh nghiệp nhỏ phù hợp với bản thân trong tương lai.