(Trang 84)
Củng cố, mở rộng
1. So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thuý Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thuý Vân thì tinh thần tĩnh chính), dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.
---------------------------------------
Tỉnh chính: an tĩnh, trong sáng, mẫu mực.
Dung mạo :dáng vẻ, vẻ mặt.
(Trang 85)
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây". Lại âm thầm phát thệ : “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai". Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.
Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện,
Nguyễn Đức Văn – Nguyễn Khắc Hanh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2008, tr. 17 – 18)
2. Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài:
STT | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung chủ đề | Đặc sắc nghệ thuật |
3. Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định vị trí và bố cục của đoạn trích.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Thực hành đọc
Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau: • Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích. • Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật. • Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả. • Một số đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được thể hiện trong đoạn trích. |
--------------------------------------
Nọc tương tự: ý nơi đem lòng yêu mến, nhớ nhung. Phát thệ: nơi lời thề nguyện, lời ước nguyện. Vương Viên ngoại: Vương ông, cha của Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan.
(Trang 86)
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Trích Truyện Kiều, NGUYỄN DU
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tửđã vừa người ôm.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
--------------------------------
Đoạn trích thuộc phần 2 của cốt truyện (chia li), từ câu 1 033 đến câu 1 056: Thuý Kiều bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh của Tú Bà. Nàng phẫn uất tự tử nhưng không thành. Tú Bà buộc phải cho nàng ra ở tại lầu Ngưng Bích, nói là đợi người chuộc về làm vợ nhưng thực chất là giam lỏng để tìm kế hãm hại. Nhan đề đoạn trích đặt theo sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008. Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói Tú Bà giam lỏng Kiều tại lầu Ngưng Bích.
Ý nói Thuý Kiều rất cô đơn, chỉ có "non xa, trăng gần" làm bạn.
Bẽ bàng: xấu hổ, tủi thẹn.
Chén đồng: chén rượu thể hiện sự đồng tâm, đồng lòng, tức chén rượu thề Thuý Kiều cùng Kim Trọng uống dưới trăng trong đêm thề nguyện.
Tin sương: tin tức; ý cả câu: Thuý Kiều tưởng tượng Kim Trọng ngày đêm mong chờ tin tức của mình.
Tấm son: tấm lòng son sắt, gắn bó, thuỷ chung.
Tựa cửa hôm mai: ý nói cha mẹ ngày đêm tựa cửa chờ mong con.
Quạt nồng ấp lạnh: chỉ việc con cái chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ (mùa đông lạnh thì con vào nằm trước, ấp cho chăn chiếu ấm lên để cha mẹ nằm; mùa hè nóng thì con quạt cho cha mẹ ngủ).
Sân Lai: sân của Lai Tử, người nước Sở thời Xuân Thu (Trung Quốc), nổi tiếng hiếu thảo, khi tuổi đã bảy mươi vẫn thường mặc áo màu sặc sỡ, múa trước sân, giả vờ ngã như trẻ con để mua vui cho cha mẹ; ở đây ý nói Thuý Kiều buồn thương vì cha mẹ đã già mà mình không được ở bên để chăm sóc.
(Gốc từ: gốc cây từ (cây thị), chỉ cha mẹ; gốc tử đã vừa người ôm, ý nói cha mẹ đã già rồi. Cửa bể: nơi dòng sông tiếp giáp với biển.
(Trang 87)
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Chung quanh những nước non người,
Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều,
Nguyễn Thạch Giang khảo đỉnh và chú giải, Sđd, tr. 98 – 99)
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì, thơ song thất lục bát, truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.
2. Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của một truyện truyền kì đã đọc.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vẫn, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ thể hiện qua bài thơ đã đọc.
- Một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
3. Học thuộc lòng một số đoạn trích truyện thơ Nôm và một số bài thơ song thất lục bát em yêu thích.
---------------------------------------
Duềnh : (vũng) sông hoặc vũng biển.