I - ÔN TẬP HỌC KÌ II
Hãy điền vào bảng 66-1 những sản phẩm bài tiết của các cơ quan bài tiết tương ứng.
Bảng 66-1. Các cơ quan bài tiết
Các cơ quan bài tiết chính | Sản phẩm bài tiết |
Phổi | |
Da | |
Thận |
Hãy nhớ lại kiến thức đã học để hoàn chỉnh bảng 66-2.
Bảng 66-2. Quá trình tạo thành nước tiểu của thận
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu | Bộ phận thực hiện | Kết quả | Thành phần các chất |
Lọc | Cầu thận | ||
Hấp thụ lại | Ống thận | ||
Bài tiết tiếp | Ống thận |
Hoàn chỉnh bảng 66-3.
Bảng 66-3. Cấu tạo và chức năng của da
Các bộ phận của da | Các thành phần cấu tạo chủ yếu | Chúc năng của từng thành phần |
Lớp biểu bì | ||
Lớp bì | ||
Lớp mỡ dưới da |
Hãy hoàn chỉnh bảng 66-4 bằng những hiểu biết của em.
Bảng 66-4. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh
Các bộ phận của Hệ thần kinh | Não | Tiểu não | Tuỷ sống | ||||
Trụ não | Não trung gian | Đại não | |||||
Cấu tạo | Bộ phận trung ương | Chất xám | Các nhân não | Đồi thị và nhân dưới đồi thị | Vỏ đại não (các vùng thần kinh) | ? | ? |
Chất trắng | ? | Nằm xen giữa các nhân | Đường dẫn truyền nối 2 bán cầu đại não và với các phần dưới | Đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh | ? | ||
Bộ phận ngoại biên | Dây thần kinh não và các dây thần kinh đối giao cảm | - Dây thần kinh tuỷ - Dây thần kinh sinh dưỡng - Hạch thần kinh giao cảm | |||||
Chức năng | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
So sánh cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng bằng cách hoàn chỉnh bảng 66-5.
Bảng 66-5. Hệ thần kinh sinh dưỡng
Cấu tạo | Chức năng | |||
Bộ phận trung ương | Bộ phận ngoại biên | |||
Hệ thần kinh vận động | Não Tuỷ sống | |||
Hệ thần kinh sinh dưỡng | Giao cảm | Sừng bên tuỷ sống | ||
Đối giao cảm | Trụ não Đoạn cùng tuỷ |
Hãy điền vào ô trống ở bảng 66-6 những nội dung thích hợp mà em biết.
Bảng 66-6. Các cơ quan phân tích quan trọng
Thành phần cấu tạo | Chức năng | |||
Bộ phận thụ cảm | Đường dẫn truyền | Bộ phận phân tích trung ương | ||
Thị giác | ||||
Thính giác |
Hãy nêu rõ chức năng của các thành phần cấu tạo chủ yếu của mắt và tai vào bảng 66-7.
Bảng 66-7. Chức năng của các thành phần cấu tạo mắt và tai
Các thành phần cấu tạo | Chức năng | |
Mắt | - Màng cứng và màng giác - Màng mạch: + Lớp sắc tố + Lòng đen, đồng tử - Màng lưới: + Tế bào que, tế bào nón + Tế bào thần kinh thị giác | |
Tai | - Vành và ống tai - Màng nhĩ - Chuỗi xương tai - Ốc tai - cơ quan Coocti - Vành bán khuyên |
Nêu rõ tác dụng của hoocmôn các tuyến nội tiết chủ yếu ở bảng 66-8.
Bảng 66-8. Các tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết | Hoocmôn | Tác dụng |
Tuyến yên 1. Thuỳ trước
2. Thuỳ sau
Tuyến giáp Tuyến tuỵ
Tuyến trên thận 1. Vỏ tuyến
2. Tuỷ tuyến Tuyến sinh dục 1. Nữ 2. Nam 3. Thể vàng 4. Nhau thai | - Tăng trưởng (GH) - TSH - FSH - LH - PrL - ADH - Ôxitôxin (OT) - Tirôxin (TH) - Insulin - Glucagôn
Anđôstêrôn Cooctizôn Anđrôgen (kích tố nam tính) Adrênalin và noađrênalin
Ơstrôgen Testôstêrôn Prôgestêrôn Hoocmôn nhau thai |
Cơ quan sinh dục
Dựa vào sự hiểu biết về các điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai, người ta đã để ra các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá thai và thực hiện được kế hoạch hoá gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Các nguyên tắc đề ra là gì?
II - TỔNG KẾT SINH HỌC 8
Cơ thể người cũng như mọi động vật bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bảng các tế bào, nên tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất đơn giản, nhờ đó tế bào có thể tổng hợp nên những hợp chất phức tạp đặc trưng cho từng cơ quan và cơ thể (quá trình đồng hoá) với sự tham gia của các hệ enzim có trong tế bào.
Chính những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài nhờ các cơ quan tiêu hoá.
Trong quá trình hoạt động của các tế bào (co rút của tế bào cơ, tiết của tế bào tuyến, truyền hưng phấn cùa tế bào thần kinh, hoạt động đổi mới thành phần của tế bào...) đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình ôxi hoá các hợp chất tích năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp (quá trình dị hoá), nhờ ôxi của không khí bên ngoài được cơ quan hô hấp tiếp nhận theo dòng máu và thông qua nước mô tới tận các tế bào.
Kết quả của quá trình dị hoá, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân huỷ, không cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn có hại. Cuối cùng các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết (thận, phối, các tuyến mồ hôi...).
Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hoá cung cấp cùng ôxi từ cơ quan hô hấp tới các tế bào bảo đảm cho quá trình đồng hoá và dị hoá ở tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm phân huỷ từ tế bào tới các cơ quan bài tiết theo dòng máu là nhờ các cơ quan tuần hoàn.
Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện một quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường bên trong (máu, nước mô và bạch huyết) để đảm bảo cho quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá (quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng) ở trong tế bào có thể thực hiện được một cách liên tục.
Các quá trình trên thực hiện được lại chính là nhờ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài thông qua các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, bài tiết và nhờ cơ quan tuần hoàn làm môi giới trung gian.
Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng giảm nhu cầu vật chất và năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể.
Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong đời sống của cơ thể cho phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể là do hệ thần kinh đảm nhiệm, thực hiện bằng cơ chế phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (ảnh hưởng thần kinh) và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết (ảnh hưởng thể dịch) trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn.
Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình thụ tinh, thụ thai, mang thai và sinh con, nuôi dưỡng con (bằng sữa).
Câu hỏi ôn tập học kì II và tổng kết Sinh học 8
1. Cơ thể có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể?
2. Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Cơ thể điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào? Cho ví dụ minh hoạ.
4. Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần phải chú ý những gì?
5. Trình bày tính thống nhất trong môi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn.