Học xong bài này, em sẽ:
• Biết thông tin là gì.
• Biết được thế nào là thu nhận thông tin và xử lí thông tin.
• Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
1. Thông tin và thu nhận thông tin
Hoạt động 1
Em hãy xem một trang báo và trả lời lần lượt hai câu hỏi sau: 1) Một trong những thông tin em thu nhận được từ trang báo này là gì? 2) Thông tin em vừa nói là về ai hay về cái gì? Gợi ý: chữ in màu gì, giấy trơn nhẵn hay thô ráp, ảnh màu đen hay trắng (về hình thức); đưa tin gì (về nội dung tin bài). |
Em nhìn thấy tay mình bị bẩn; em nghe thấy tiếng trống trường vừa điểm; em ngửi bông hoa vừa nở trong vườn thấy có mùi thơm; em ăn kẹo bạn vừa cho thấy có vị chua ngọt; em sờ vào cửa kính thấy trơn nhẵn. Con người thu nhận trực tiếp thông tin về thế giới xung quanh nhờ năm giác quan.
Thông tin: những gì đem lại cho con người hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.
Em chưa đến Hà Nội nhưng Xem tivi biết Hà Nội có Hồ Gươm với cầu Thê Húc muốn cong rất đẹp. Em đọc sách biết Nam Cực rất lạnh và có nhiều chim cánh cụt. Em nghe đài dự báo thời tiết biết ngày mai sẽ có mưa. Trang sách, tệp dữ liệu một bức ảnh, thẻ nhớ chứa một video là những ví dụ về vật mang tin. Như vậy, con người cũng nhận gián tiếp thông tin qua việc mang tin.
Vật mang tin: vật, phương tiện mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
2. Xử lí thông tin
Hoạt động 2
Xét hai tình huống sau: Tình huống 1: Sáng sớm, em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ báo thức reo. Tình huống 2: Em đạp xe trên đường đến trường, nhìn thấy thanh chắn đường sắt trước mặt đang từ từ hạ xuống. Trong mỗi tình huống mô tả trên, em hãy trả lời hai câu hỏi sau: 1) Em biết được điều gì? 2) Em cần làm gì? |
Em vừa nghe thấy tiếng trống trường, thông tin nhận được là "có tiếng trống trường". Nếu đang giờ ra chơi, em hiểu là "đến giờ vào lớp rồi"; nếu đang giờ học trong lớp, em hiểu là "đến giờ ra chơi rồi". Đó là kết quả xử lí thông tin. Bộ não con người thực hiện xử lí thông tin và ra quyết định sẽ làm gì tiếp theo.
Xử lí thông tin: từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.
Xem ti vi, biết Hà Nội có Hồ Gươm và cầu Thê Húc rất đẹp, em nói với mẹ: "Hè này mẹ cho con đi chơi Hà Nội nhé!". Nghe dự báo thời tiết, biết ngày mai sẽ có mưa, em nhớ để sáng mai mang theo áo mưa khi đi học. Người đi đường dừng xe lại khi nhìn thấy đèn giao thông có màu đỏ. Đây là các hành động sau khi nhận được thông tin và xử lí thông tin. Hình 1 minh họa sự thu nhận thông tin để xử lý thông tin của con người.
Hình 1. Thu nhận thông tin và xử lí thông tin
Luyện tập
Bài 1. Xét tình huống sau:
Em đang đi trên đường thấy mây đen kéo tới bao phủ bầu trời, gió mạnh nổi lên.
Hãy trả lời lần lượt hai câu hỏi sau:
1) Thông tin em vừa nhận được là gì?
2) Em biết trực tiếp từ sự vật, hiện tượng hay biết được từ vật mang tin?
Bài 2. Xét hai tình huống sau:
Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em biết mình được 7 điểm.
Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhân để khám bệnh.
Với mỗi tình huống mô tả trên đây, em hãy trả lời câu hỏi sau:
Có vật mang tin trong tình huống này hay không? Nếu có thì đó là gì?
Vận dụng
Mỗi biển báo, biểu tượng, hình ảnh sau đây em thường thấy ở đâu và theo em nó được dùng để thông báo điều gì cho mọi người?
Câu hỏi tự kiểm tra
Xét tình huống “Em nhìn tờ giấy khen và thấy nó rất đẹp”. Trong các câu sau, câu nào cho nhận xét đúng về tình huống đó?
1) Đó là thu nhận thông tin qua vật mang tin.
2) Đó là thu nhận trực tiếp thông tin.
TÓM TẮT BÀI HỌC* Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết. * Con người thu nhận thông tin trực tiếp nhờ năm giác quan và còn thu nhận thông tin gián tiếp qua vật mang tin. * Xử lí thông tin là từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích. * Bộ não con người thực hiện thu nhận thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. |