Trang 72
ĐỌC
Chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em về cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.
BÀI CA VỀ MẶT TRỜI
Không hiểu sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, trùm lấp một khoảng sân. Tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót. Tôi lắng tai nghe. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian. Chúng đang hát về cái gì vậy? Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.
Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẩm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Đấy là vầng mặt trời. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đông đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.
Trang 73
Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc àl nó đã nhô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây. Trái tim tôi bỗng vang lên một bài ca hòa với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời.
Mâm đồng đỏ.
Mâm đồng đỏ
Suốt đêm tắm biển
Làm nước biển sôi
Ngày trở về trời
Mâm đồng không nguội
Mâm đồng đỏ chói.
Mặt trời. Mặt trời.
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
1. Đàn chim sẻ làm gì khiến nhân vật "tôi" chú ý? Nhân vật "tôi" nghĩ gì về chuyện đó?
2. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào?
3. Vì sao nhân vật "tôi" liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ?
4. Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật "tôi" như thế nào? Em suy nghĩ gì về bài hát của nhân vật "tôi"?
5. Khi đọc đoạn văn tả mặt trời mọc, có hai bạn nhỏ đã nêu ý kiến như dưới đây. Em thích ý kiến của bạn nào hoặc có ý kiến nào khác? Vì sao?
Cảnh mặt trời mọc giống như một thước phim quay chậm. Vàng mặt trời chậm rãi xuất hiện, như một nghệ sĩ muốn màn mở đầu của mình phải thật đặc biệt để mang lại cảm xúc vỡ oà cho khán giả.
(Ngọc Minh)
Cảnh mặt trời mọc giống màn ảo thuật mà khán giả hồi hộp mong chờ. Khi mặt trời xuất hiện, bí mật được khám phá, "sân khấu" bầu trời sáng bừng rạng rỡ trong niềm vui của tất cả mọi người.
(Việt Phương)
Trang 74
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA
1. Nêu nghĩa của ừt hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung) | b. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - những mặt trời tí hon. (Đỗ Quang Huỳnh) |
2. Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?
a. Cái gậy có một chân, Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ, Có chân đứng, chân quay. Cái kiêng đun hằng ngày, Ba chân xoè trong lửa. (Vũ Quần Phương) | b. Chân em bước thật êm |
3. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:
Mũi:
Nghĩa 1: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.
Cao:
Nghĩa 1: có khoảng cách bao nhiêu đó ừt đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng.
Nghĩa 2: hơn mức trung bình về số lượng hay chất lượng.
Trang 75
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.
Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 13, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
- Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
- Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,... để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
M:
Con sông Nậm Khan làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hòa vào sông Mê Kông. (Theo Tô Hoài) | Màn sương biến mất. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rói như khuôn mặt của em bé vừa ra khỏi chiếc chăn ấm. (Kim Viên) |
2. Đọc soát và chỉnh sửa. Bố cục bài văn
Bố cục bài văn Trình tự miêu tả
1. Đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
2. Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,... và chép lại những câu văn hay.
Ví dụ:
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hoa đỏ, từ đỏ hoa tím xanh.
(Đoàn Giỏi)