ĐỌC
Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.
THANH ÂM CỦA GIÓ
Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi. Thỉnh thoảng gió lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch.
Chiều về, dàn trâu no cỏ đầm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
Bỗng em Bống nói:
- Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.
- Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống.
- Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lập lại như thế. Anh thứ xem.
- Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm. - Điệp reo lên.
Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ. Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai.
- Nghe "u... u... u..." - Văn cười.
- Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế. - Thành nhíu mày như đang tập trung lắm.
- Đúng rồi, tớ nghe thấy "vui, vui, vui, vui...."
- Còn tớ nghe thấy "cười, cười, cười, cười...."
Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thế, gió chiếu thối từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn la lên:
- Gió nói "đói, đói, đói... rồi..."
Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về, không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió.
Tối đó, tôi và Bống kế cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.
(Theo Văn Thành Lê)
1. Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chân trâu được miêu tả thế nào?
2. Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?
3. Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.
B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.
C. Bố muốn hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của các con.
4. Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
1. Mỗi ý ở cột B nói về danh từ, động từ hay tính tử?
A
Danh từ
Động từ
Tính từ
B
Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái
Từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,...)
2. Trò chơi: Đọc đoạn đầu của bài Thanh âm của gió và thực hiện các yêu cầu.
Vòng 1
Tìm danh từ theo mỗi nhóm sau:
a. 1 danh từ chỉ con vật
b. 1 danh từ chỉ thời gian
c. 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên
Vòng 2
Tìm 4 động từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của người hoặc vật.
Vòng 3
Tìm 4 tính từ chỉ đặc điểm của các sự vật dưới đây:
cỏ suối nước cát, sỏi
Vòng 4
Đặt 1 câu nói về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 động từ, 1 tỉnh tử.
VIẾT
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
1. Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.
Nếu hay đọc truyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện Một chuyến phiêu lưu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà.
Chuyện kể rằng, một hôm, mèo nhép rủ chuột xù sang sông chơi, nhưng chuột xù từ chối. A Mèo nhép kháng không muốn đi nên chuột đành đồng ý vì không nỡ để bạn mạo hiểm một mình. Hai bạn nhờ bác ngựa đưa sang sông.
Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp! B Thích chỉ, mèo nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn.
Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giác ngủ, tức giận quãng mình về phía mèo nhép. Chuột xù vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột té văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai bạn.
Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột xù nằm thiêm thiếp, mèo nhép cử sụt sịt, nước mắt rơi ướt lông chuột xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mím lại do có nén cười.
Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép đã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
A
Chuột xù nói:
- Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm.
Mèo nhép hừ một cái:
- Cậu không đi thì thôi, tớ đi một mình.
B
Cỏ phủ kín cánh đồng như một tấm thâm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu!
a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.
c. Các chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?
d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.
Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh.
Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.
2. Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?
Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:
- Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.
Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bên lên cười.
3. Nêu những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Thêm chi tiết tả ngoại hình và hoạt động của nhân vật.
Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.
Tường tượng mình đang tham gia vào câu chuyện, được "nhìn", "nghe", "chạm vào"... mọi sự vật trong câu chuyện để sáng tạo chi tiết.
Ghi nhớ
Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm chi tiết (thêm lời thoại, thêm lời kế, lời tả,...) hoặc thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chỉ tiết sáng tạo.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
1. Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm.
2. Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ.