ĐỌC
Nêu nhận xét của em về gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước.
SỰ TÍCH CHÚ TỄU
Nhân vật:
1. Ông quản phường rối nước
2. Tễu – anh trai làng
Cảnh 1: Tại xưởng mộc phường rối nước.
Ông quản: - Anh tìm ai?
Anh Tễu: - Dạ thưa, con tìm ông quản phường rối nước ạ.
Ông quản: - Là ta đây!
Anh Tễu: - Dạ, con tên Tều. Đến xin học nghề.
Ông quản: - Tễu có nghĩa là cười. Tên đẹp đấy! Vì sao con muốn học nghề rối nước?
Anh Tếu: - Con thích ca hát mà tướng mạo khó coi, "bụng trống chầu, đầu cá trê", vào phường ta mới mong được giấu mặt mình, trình mặt rồi mà hát sau bức mành ạ.
Ông quản: - Ta thấy con ngộ nghĩnh, hoạt bát đấy chứ! Ai mách con tới đây?
Anh Tễu: - Mẹ con ạ. Mẹ con bảo tới đây "không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền".
Ông quản: - Ha ha! Phường ta đưa tiếng cười mua vui cho làng xóm. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!". Để ta dạy con diễn mấy quân hề. Tha hồ mà cười! Nào ta sang thuỷ đình ao làng để tập.
Cảnh 2: Ba năm sau, ở thuỷ đình phường rối nước.
Ông quản: - Con đã được hát ca thoả thích, vì sao sau các buổi diễn, ta thấy con đăm chiêu như vậy?
Anh Tễu: - Thưa ông quản! Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi con...
Ông quản: - Ta nghĩ đó chính là mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn! Con cứ đi theo tâm nguyện của mình. Chỉ xin con cho phường rồi làng ta lấy chính con làm hình mẫu khắc tạc một quân rối mới, thay con ở lại múa ca với bạn nghề.
Anh Tễu: - Xin vâng. Quân rối chú Tễu sẽ thay con ca hát với mọi người. Con xin cảm ơn!
(Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường rối cùng hát "Hãy vui... i... a... là vui như chú Tễu...")
(Theo Trần Quốc Toàn)
VIẾT
ĐÁNH GIÁ, CHỈNH SỬA ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG MỘT BỘ PHIM HOẠT HÌNH
1. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
2. Đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô để biết bài viết đạt được
những điểm nào dưới đây:
Có đủ 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim.
Về nội dung
+ Giới thiệu được tên bộ phim, tên nhân vật gây ấn tượng.
+ Nêu khái quát nội dung bộ phim.
+ Trình bày được đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động,... của nhân vật thông qua những tình huống cụ thể trong phim.
+ Nêu được ý nghĩa của bộ phim.
+ Thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với bộ phim.
Về hình thức
+ Trình bày đoạn văn đúng quy cách.
+ Sắp xếp ý hợp lí.
+ Có sáng tạo trong việc dùng từ, viết câu.
+ Chữ viết sạch, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
3. Viết lại các câu hoặc đoạn trong bài làm của em cho hay hơn.
NÓI VÀ NGHE
BỘ PHIM YÊU THÍCH
Yêu cầu: Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích.
1. Chuẩn bị.
Chọn bộ phim để giới thiệu
G: phim hoạt hình, phim tài liệu, phim khoa học,...
Tìm thông tin để trình bày
G: đạo diễn, nhân vật, nội dung phim,...
Sắp xếp thông tin
G: vẽ sơ đồ tư duy,...
Tìm phương tiện để hỗ trợ trình bày
G: tranh ảnh minh hoạ,...
2. Trình bày.
Giới thiệu chung
Giới thiệu những thông tin chung về bộ phim:
- Tên phim
- Thể loại phim hoạt hình, tài liệu,...)
- Nước sản xuất
Nội dung phim
Giới thiệu tóm tắt nội dung phim:
- Bối cảnh
- Nhân vật
- Diễn biến
- Kết thúc
Cảm xúc
Nêu cảm xúc và lí do yêu thích bộ phim:
- Cảm xúc khi xem phim
- Lí do yêu thích bộ phim
: Bộ phim Tôm và Gie-ri kể về những câu chuyện nhỏ giữa mèo Tôm và chuột Gie-ri. Bộ phim rất hài hước và mang lại nhiều bài học ý nghĩa.
: Mình cũng xem phim đó rồi. Hay lắm!
3. Đánh giá.
Nội dung giới thiệu
Cách giới thiệu
Phương tiện hỗ trợ
Cử chỉ, điệu bộ khi nói
Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của vở kịch.