Trang 68
ĐỌC
Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?
NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
Hình nón
Hình tròn thoai thoải
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rấy. Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy. Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngâm trong nước biến nữa.
Trang 69
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khống lồ với nhiều lớp áo.
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đá bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chăn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đây.
(Theo A-ni-ta Ga-nê-ri, Dương Kiêu Hoa dịch)
Từ ngữ:
Mác-ma: đá nóng chảy trong lòng đất.
1. Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?
Hình dáng Hoạt động Tiếng động Vị trí
2. Vì sao Trái Đất được miêu ảt y" hệt một củ hành khổng lồ"? Em nghĩ gì về hình ảnh đó?
3. Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
4. Núi lửa được hình thành ra sao?
5. Trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc theo gợi ý.
Thông tin em đã biết
Thông tin mới đối với em
Thông tin em thấy thú vị nhất
Thông tin em muốn biết thêm
1. Tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng ựt nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người.
M: động đất,...
2. Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ quả và ừt lửa nào được dùng với nghĩa gốc, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa chuyển?
a. quả núi - quả cam
b. phun lửa - ngọn lửa ước mơ
Trang 70
VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ PHONG CẢNH
1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ởgiữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vấy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng ni lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trố hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...
(Theo Trần Nhuận Minh)
- Đoạn văn tả phong cảnh gì?
- Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?
- Phong cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian hay không gian?
b. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thằm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biến đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều tí ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
(Theo Vũ Tú Nam)
- Tìm câu chủ đề của đoạn văn.
- Theo em, tác giả đã quan sát biển, trời vào những thời điểm nào?
- Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh và nhân hóa trong đoạn văn.
2. Dựa vào kết quả quan sát phong cảnh ở Bài 12 và dàn ý đã lập ở Bài 13, viết đoạn văn tả một đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo.
Trang 71
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc phiếu đọc sách dưới đây:
Phiếu đọc sách này của: Châu Anh Ngày đọc: 18 tháng 10 năm 2024
Tên bài: LỢI ÍCH TỪ NÚI LỬA
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Thông tin về núi lửa
Dung nham phun trào mang lại nguồn tài nguyên khoáng sản: vàng, bạc, kim cương,... | Sau hàng nghìn năm, đá núi lửa bị phân hủỷ thành đất đai màu mỡ, đem lại vụ mùa bội thu cho: cam, táo, cà chua,... | Thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng cảnh núi lửa phun trào, tăm khoáng nóng,... |
Điều ấn tượng nhất về núi lửa
Ngày nay có khoảng 500 triệu người sinh sống gần các ngọn núi lửa, trong đó có nhiều thành phố lớn nằm kề các ngọn núi lửa đang hoạt động. |
Cảm nhận chung về bài đọc
Trong số khá nhiều bài đọc được đưa lên in-tơ-nét, bài đọc này mang lại cho mình nhiều thông tin thú vị hơn cả. Thì ra núi lửa không chỉ àl một "thảm hoạ" mà núi lửa còn là một "kho báu".
Mức độ yêu thích
Rất hay
Khá hay
Bình thường
Không hấp dẫn
2. Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,... hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).
3. Viết phiếu đọc sách và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin mà em đọc được.
1. Sưu tầm tranh ảnh về những địa điểm du lịch được hình thành từ núi lửa.
2. Trao đối với người thân về những ngọn núi lửa nối tiếng trên thế giới.