ĐỌC
Sắp xếp các tranh dưới đây theo trình tự hợp lí.
HỌC NGHỀ
Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục "Cô gái phi ngựa đánh đàn". Va-li-a nghĩ: “Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm!". Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.
Dịp may đã đến. Rạp xiếc cần tuyển diễn viên, Va-li-a xin bố mẹ ghi tên học. Em gặp ông giám đốc và nói:
- Xin bác nhận cháu vào học tiết mục "Phi ngựa đánh đàn".
- Được!
Ông giám đốc nhìn em cười:
-Thế cháu biết phi ngựa chưa?
- Dạ, chưa. Nhưng cháu rất thích và sẽ học được ạ.
- Tốt! Bây giờ, cháu cảm cái chổi kia theo bác.
Ông giám đốc nhìn em cươi:
- Thế châu biết phi ngựa chưa?
- Dạ, chưa. Nhưng châu rất thích và sẽ học được ạ.
- Tốt! Bây giờ, châu cầm cái chổi kia theo bác.
Va-li-a theo ông giám đốc ra chuồng ngựa. Ông giám đốc nói:
- Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa và làm quen với con ngựa này, bạn biểu diễn của châu đấy.
Va-li-a rất ngạc nhiên. Em suy nghĩ rồi cầm chổi quét phân và rác bẩn trên sản chuồng ngựa.
Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.
Ông giám đốc gật đầu cười bảo Va-li-a:
-Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên...
Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.
(Theo Tiếng Việt 3, 1985)
- Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước điều gì?
- Việc đầu tiên Va-li-a được giao khi vào học ở rạp xiếc là gì?
- Vì sao ông giám đốc lại giao cho Va-li-a việc đó?
Vì ông đang cần người quét dọn chuồng ngựa.
Vì ông muốn Va-li-a được gần gũi, làm quen và chăm sóc chú ngựa diễn.
Vì ông không muốn dạy Va-li-a biết phi ngựa đánh đàn.
4. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
5. Theo em, câu "Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên..." ý nói gì?
Va-li-a sẽ còn phải học xây tháp.
Việc xây một toà tháp cao rất khó khăn.
Muốn làm được việc lon, cần biết lam tốt những việc nhỏ.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa:
1. Viết tên riêng: Út Trà Ôn
2. Viết câu:
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
(Ca dao)
LUYỆN TẬP
1. Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề.
2. Dấu gạch ngang trong những câu em tìm được dùng để làm gì?
3. Tìm những lời đối thoại có trong câu chuyện sau. Theo em, cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật?
Nhà bác học không ngừng học
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: Cha đã là bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt? Đặc-uyn bình thản đáp: Bắc học không có nghĩa là ngừng học.
(Theo Hà Vị)
Tớ muốn làm kĩ sư nông nghiệp để trồng được nhiều cây ăn quả ngon.
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau về điều gì?
b. Em thích ý kiến của bạn nào? Vi sao?
c. Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ nói gì về ước mơ của mình?
2. Viết một đoạn văn về ước mơ của em.
- Em ước mơ điều gì?
- Nếu ước mơ đó trở thành sự thật, em sẽ cảm thấy thế nào?
- Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó?
3. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý....).
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh.
Ví dụ:
Cậu bé học làm thuốc
Ngày xưa, có một cậu bé tên là Nguyễn Bá Tĩnh. Cha mẹ mất sớm, cậu được một nhà sư nuôi dạy và đặt pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Tuệ Tĩnh tính tình điềm đạm, thông minh, chăm chỉ.
Gần chùa có một thầy đồ vừa dạy học vừa bốc thuốc chí bệnh. Biết Tuệ Tĩnh ham học, cụ thường cho cậu mượn sách, sổ ghi chép về những cây thuốc và cách chữa bệnh dân gian. Tuệ Tĩnh rất thích đọc những ghi chép ấy và thường giúp cụ hái thuốc, làm thuốc. Dần dần, Tuệ Tĩnh yêu thích việc làm thuốc và mong ước trị được các bệnh để cứu người. Thấy ở đâu có bài thuốc hay, thầy thuốc giỏi là cậu tìm đến học hỏi, chẳng ngại vất vả. Ai mách cây thuốc gì, cậu đều tìm bằng được đem về trồng. Nhờ đọc nhiều sách, lại chịu khó tìm tòi, nên Tuệ Tĩnh sớm chữa bệnh rất giỏi. Dù bận rộn, Tuệ Tĩnh vẫn dành thời gian ghi chép những bài thuốc quý mà nhiều đời sau vẫn dùng.
Khi triều đình mở khoa thi, Tuệ Tĩnh dự thi và đỗ cao. Nhưng Tuệ Tĩnh không ra làm quan mà về chùa chữa bệnh cho dân. Nhân dân hết lòng ca ngợi tài năng, nhân cách của danh y Tuệ Tĩnh.
(Theo Yên Bình - Phương Linh)