ĐỌC
Kể tên một số trò chơi cần có ít nhất 2 người tham gia.
TAY TRẢI VÀ TAY PHẢI
Từ trước đến giờ, tay trái và tay phải luôn là hai người bạn thân thiết của nhau. Một hôm, tay phải xách một chiếc túi nặng, mệt quá, nó liền trách tay trái:
- Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc nặng nhọc. Còn tớ thì việc gì cũng phải làm. Từ việc xúc com, cầm bút, rồi quét nhà,... đều đến tớ cả.
Nghe bạn nói vậy, tay trái buồn bã, chẳng nói gì. Nó lẳng lặng ngoảnh mặt đi chỗ khác và tự nhủ sẽ không giúp tay phải việc gì nữa.
Sáng hôm sau, tay phải thực hiện nhiệm vụ đánh răng. Nhưng tay trái đã giận tay phải mất rồi. Tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cầm
- Cậu thật là sương, chang phải làm việc nặng nhọc. Còn tớ thì việc gì cũng phải làm. Từ việc xúc com, cầm bút, rồi quét nhà,... đều đến tớ cả.
Nghe bạn nói vậy, tay trái buồn bã, chẳng nói gì. Nó lẳng lặng ngoảnh mặt đi chỗ khác và tự nhủ sẽ không giúp tay phải việc gì nữa.
Sáng hôm sau, tay phải thực hiện nhiệm vụ đánh răng. Nhưng tay trái đã giận tay phải mất rồi. Tay phải bận cầm bàn chải nên không sao cảm được cốc nước nữa. Đến lúc cài khuy áo, cũng thật khó khăn, cứ phải loay hoay với một tay. Khi cần vẽ tranh thì hết chịu nổi! Chỉ có một tay cảm bút màu, không có tay nào để giữ giấy. Tay phải hối hận lắm, liền xin lỗi tay trái..
Thế là tay phải và tay trái lại cùng nhau làm việc. Việc gì cũng hoàn thành một cách nhanh chóng. Tay phải thốt lên:
– Cậu và tớ đều quan trọng như nhau. Nếu không có cậu thì có nhiều việc, một mình tớ không thể nào làm được.
(Theo Lý Thị Minh Hà)
Từ ngữ
- Khuy áo, cúc áo.
- Loay hoay: làm việc gì đó một cách khó khăn, chật vật, mất nhiều thời gian.
1. Tay phải trách tay trái chuyện gì?
2. Không có tay trái giúp đỡ, tay phải gặp những khó khăn gì?
3. Câu văn nào thể hiện suy nghĩ và hành động của tay phải khi làm việc một mình?
4. Tay phải đã nhận ra điều gì khi làm việc cùng với tay trái?
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH
|
2. Chia sẻ với bạn về việc làm tốt của nhân vật trong bài đã đọc.
LUYỆN TẬP
1. Dấu câu nào được dùng để đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn văn dưới đây?
Gần trưa, ông ngoại về đến nhà. Ông khoe với Diệp: "Hôm nay, ông đăng kí học lớp tiếng Anh rồi nhé!". Diệp tròn mắt: "Ông nhiều tuổi sao còn học ạ?". Ông bảo: "Trẻ, già đều cần học cháu ạ!". Diệp thắc mắc: "Thế nếu phải họp phụ huynh thì ai sẽ đi họp cho ông ạ?".
(Theo Khánh Toàn)
2. Ghép ý ở cột A với ý phù hợp ở cột B để tạo câu.
A | B |
Học sinh thường đến trường | bằng điện thoại. |
Chúng ta có thể nói chuyện với nhau | bằng thuỷ tinh. |
Bình nước được làm | bằng xe đạp. |
3. Dựa vào tranh, đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?.
a. Về chất liệu.
M. - Cái túi được làm bằng gì?
- Cái túi được làm bằng giấy.
b. Về công cụ.
M: - Bạn nhỏ đánh răng bằng gì?
– Bạn nhỏ đánh răng bằng bàn chải.
1. Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
G:
– Tên câu chuyện là gì?
– Nhân vật được nói đến là ai?
– Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết...) thế nào?
– Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đô? Vi sao?
2. Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Hỏi người thân về chất liệu của một số đồ dùng trong nhà.