Sách Giáo Khoa 247

Hóa học 12 - BÀI 28: SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài BÀI 28: SƠ LƯỢC VỀ PHỨC CHẤT và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Hóa học 12 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 134)

MỤC TIÊU

– Nêu được nguyên tử trung tâm; phối tử; liên kết cho – nhận giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất.

– Nêu được một số dạng hình học của phức chất (tứ diện, vuông phẳng, bát diện).

– Trình bày được sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.

Phức chất có trong một số thành phần quan trọng của sinh vật như hemoglobin, chất diệp lục,... Một số phức chất có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Vậy, phức chất là gì? Phức chất được hình thành như thế nào?

Hình 28.1. Phức chất có trong hemoglobin (a) và diệp lục (b)

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (thường được kí hiệu là M) và các phối tử (thường được kí hiệu là L). Trong đó, nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử. Phối tử là anion hoặc phân tử. Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.

Trong công thức phức chất, nguyên tử trung tâm M và các phối tử L thường được đặt trong móc vuông.

Ví dụ 1: Phức chất [Co(NH3)6]3+ có điện tích là +3, nguyên tử trung tâm là Co3+ và phối tử là NH3.

Ví dụ 2: Phức chất [Zn(OH)4]2- có điện tích là –2, nguyên tử trung tâm là Zn2+ và phối tử là OH-.

Ví dụ 3: Phức chất [Fe(CO)5] không mang điện tích, nguyên tử trung tâm là Fe và phối tử là CO. 

? 1.  Cho các phức chất sau: [Cu(H2O)6]2+, [CoF6]3-, [Ni(CO)4], [PtCl2(NH3)2].

a) Hãy chỉ ra phối tử và nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất trên.

b) Hãy cho biết số lượng phối tử có trong mỗi phức chất trên.

c) Hãy cho biết điện tích của mỗi phức chất trên.

(Trang 135)

EM CÓ BIẾT

Công thức phức chất

Trong công thức của phức chất, cấu nội được đặt trong móc vuông. Cấu nội của phức chất gồm nguyên tử trung tâm M và các phối tử L. Khi cấu nội mang điện tích, phức chất thường chứa ion cấu ngoại, các ion này trung hoà điện tích với ion cấu nội.

Ví dụ:

Trong nhiều trường hợp, người ta chỉ quan tâm đến cấu nội do nó quyết định tính chất của phức chất.

Ví dụ: Trong dung dịch thuốc thử Tollens, phức [Ag(NH3)2]OH phân li như sau:

Cation cầu nội [Ag(NH3)2]+ quyết định tính chất của thuốc thử Tollens. 

II. MỘT SỐ DẠNG HÌNH HỌC CỦA PHỨC CHẤT

Trong phức chất [MLn] (điện tích đã được lược bỏ), các phối tử L sắp xếp một cách xác định xung quanh nguyên tử trung tâm M tạo ra các dạng hình học khác nhau, phổ biến là dạng tứ diện, vuông phẳng và bát diện (Bảng 28.1).

Bảng 28.1. Một số dạng hình học phỗ biến của phức chất [MLn]

Dạng tứ diện Dạng vuông phẳng Dạng bát diện

Chú ý: Nét màu xanh nối các phối tử L trong phức chất để chỉ rõ dạng hình học của phức chất, nét màu trắng chỉ liên kết giữa M và L.

  1. Hãy xác định số lượng phối tử L trong phân tử hoặc ion phức chất ứng với mỗi dạng hình học ở Bảng 28.1.
  2. Hãy dự đoán dạng hình học của phức chất  [Cu(H2O)6]2+.

(Trang 136)

III. LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT

1. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử

Liên kết hoá học giữa nguyên tử trung tâm M và phối tử L trong phức chất là liên kết cho – nhận, được hình thành nhờ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử vào orbital trống của nguyên tử trung tâm.

Ví dụ 1: Liên kết trong phức chất [Co(NH3)6]3+ được hình thành do phối tử NH3 cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Co3+.

Ví dụ 2: Liên kết trong phức chất [Zn(OH)4]2- được hình thành do phối tử OH cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Zn2+.

? 2. Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+ và [CoF6]3-.

Hãy chỉ ra nguyên tử trung tâm, phối tử và giải thích sự hình thành liên kết trong mỗi phức chất trên.

2. Sự hình thành phức chất aqua của một số ion kim loại chuyền tiếp

Hình 28.2. CuSO4 khan

Hình 28.3. Dung dịch CuSO4

Muối CuSO4 khan màu trắng (Hình 28.2) khi tan vào nước tạo thành dung dịch có màu xanh (Hình 28.3) vì tạo thành phức chất [Cu(H2O)6]2+

Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp Mn+ thường nhận cặp electron chưa liên kết của H2O tạo thành liên kết cộng hoá trị kiểu cho – nhận, hình thành phức chất aqua. Hầu hết các phức chất aqua có dạng hình học bát diện ([M(H2O)6]n+). Chẳng hạn trong dung dịch nước, ion Fe2+ tạo phức chất [Fe(H2O)6]2+, ion Co3+ tạo phức chất [Co(H2O)6]3+.

? 3.  Phức chất aqua của Ni2+ và Zn2+ đều có dạng hình học bát diện.

a) Viết công thức hoá học của mỗi phức chất aqua trên.

b) Mô tả sự hình thành liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất trên.

(Trang 137)

EM ĐÃ HỌC

  • Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm và các phối tử; nó có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.
  • Các phối tử sắp xếp một cách xác định xung quanh nguyên tử trung tâm, tạo ra các dạng hình học khác nhau. Các dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.
  • Phối tử liên kết với nguyên tử trung tâm bằng liên kết cho – nhận.
  • Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp Mn+ thường tạo phức chất aqua, hầu hết có dạng hình học bát diện.

EM CÓ THỂ

  • Chỉ ra được nguyên tử trung tâm, phối tử, dạng hình học của một số phức chất.
  • Giải thích được sự hình thành phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp và H2O trong dung dịch nước.
Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Hóa học 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-10-explore-english-2974

Tiếng Anh 10 (Explore English)

Tiếng Anh 10 (Explore English)

ngu-van-8-tap-hai-910

Ngữ Văn 8 - Tập Hai

Sách Lớp 8 Cánh Diều

tin-hoc-5-3025

Tin Học 5

Sách Lớp 5 Cánh Diều

sinh-hoc-12-nang-cao-686

Sinh Học 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

tieng-anh-6-friends-plus-115

Tiếng Anh 6 (Friends Plus)

Giáo dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.