Sách Giáo Khoa 247

Hóa học 12 - BÀI 12: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài BÀI 12: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Hóa học 12 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 51)

MỤC TIÊU

- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6).

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).

- Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.

Các polymer tự nhiên (tinh bột, cellulose, tơ tằm,...) hay polymer tổng hợp (PE, PVC, nylon-6,6,...) được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Vậy, polymer là gì và chúng có các tính chất cơ bản nào?

I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP

1. Khái niệm

Trùng hợp ethylene tạo thành polyethylene (PE):

nCH2=CH2 -(-CH2-CH2)n-

ethylene (monomer)

polyethylene (polymer)

Em hãy so sánh về thành phần nguyên tố, phân tử khối của polyethylene so với ethylene.

Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer.

2. Danh pháp

Các polymer đơn giản có tên gọi chung như sau:

Poly, Tên monomer

(thêm ngoặc đơn nếu tên của monomer gồm hai cụm từ)

(Trang 52)

Dưới đây là công thức cấu tạo và tên gọi của một số polymer thường gặp.

Công thức cấu tạo của polymer và tên gọi

(CH2CH2)n

polyethylene (PE)

poly(vinyl chloride) (PVC)

polystyrene (PS)

poly(phenol formaldehyde) (PPF)

polybuta-1,3-diene

capron

polyisoprene

nylon-6,6

?

1. Hãy xác định các monomer tương ứng dùng để tổng hợp các polymer sau: PE, PS và PVC.

2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên polymer được tổng hợp từ monomer sau:

a) propylen;

b) metyl metacrylat

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không bị nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Các polymer bị nóng chảy khi đun nóng được gọi là polymer nhiệt dẻo. Các polymer không bị nóng chảy mà bị phân huỷ bởi nhiệt được gọi là polymer nhiệt rắn.

Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ.

Tính chất vật lí của polymer thường phụ thuộc vào cấu tạo: nhiều polymer có tính dẻo (PE, PP (polypropylene),...); một số polymer có tính đàn hồi (polyisoprene, polybuta-1,3-diene,...); một số polymer khác có tính dai, bền và có thể kéo sợi (capron, nylon-6,6,...). Nhiều polymer có tính cách điện (PE, PVC,...); một số polymer có tính bán dẫn.

EM CÓ BIẾT

Một số polymer nhiệt dẻo thường gặp

Sáu polymer nhiệt dẻo phổ biến, có kí hiệu được mô tả như Hình 12.1. Các polymer này có thể tái chế được. Các kí hiệu này thường được in trên bao bì, vỏ hộp, đồ dùng,... để giúp nhận biết vật liệu polymer cũng như thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.

KÍ HIỆU NHẬN DẠNG POLYMER TÁI CHẾ

PET Poly(etylen terephthalate)

HDPE Polyetylen mật độ cao

PVC Poly(vinyl clorua)

LDPE Polyetylen mật độ thấp

PP Polyprolene

PS

Polystyrene

Hình 12.1. Kí hiệu của sáu polymer nhiệt dẻo phổ biến

(Trang 53)

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng cắt mạch polymer

Polymer có thể bị phân cắt thành monomer bởi nhiệt, tác nhân hoá học, sinh học,...

Ví dụ:

- Polystyrene bị nhiệt phân thu được styrene:

polystyren

styren

- Polyamide có thể bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường acid hoặc môi trường base thu được amino acid:

capron 

6-aminohexanoic

- Tinh bột và cellulose có thể bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường acid hoặc bởi enzyme thu được glucose:

(C6H10O5)n + nH₂OnC6H12O6

tinh bột, cellulose                             glucose

2. Phản ứng tăng mạch polymer

Khi có điều kiện thích hợp như nhiệt độ, chất xúc tác,... các mạch polymer có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới.

Ví dụ: Khi đun cao su với lưu huỳnh thì thu được cao su lưu hoá. Ở cao su lưu hoá, các mạch polymer được nối với nhau chủ yếu bởi các cầu nối –S–S– (cầu nối disulfide).

cầu nối disulfide

cao su

cao su lưu hoá

Hình 12.2. Sơ đồ lưu hoá cao su

3. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer

Polymer có thể tham gia các phản ứng hoá học mà không làm thay đổi chiều dài mạch polymer. Phản ứng có thể xảy ra ở nhóm thế đính vào mạch polymer, cộng vào liên kết đôi trong mạch polymer,...

Ví dụ: Poly(vinyl acetate) tác dụng với dung dịch NaOH:

(Trang 54)

?

3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:

a) Thuỷ phân hoàn toàn poly(methyl methacrylate) trong môi trường base.

b) Thuỷ phân hoàn toàn nylon-6,6 trong môi trường acid.

4. Hộp xốp đựng thực phẩm chế biến sẵn thường làm bằng polystyrene. Hãy tìm hiểu và cho biết có nên sử dụng các hộp này để đựng thức ăn nóng hoặc cho hộp vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn hay không. Tại sao?

IV. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP

Polymer thường được tổng hợp theo hai phương pháp phổ biến là phương pháp trùng hợp và phương pháp trùng ngưng.

1. Phương pháp trùng hợp

Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer).

Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau tạo thành phân tử có phân tử khối lớn (polymer).

nCH2=CH2   -(-CH2-CH2-)-

  ethylene            polyetylen (PE)

Các monomer tham gia phản ứng trùng hợp thường có liên kết đôi (CH2=CHR) hoặc vòng như:

caprolactam

2. Phương pháp trùng ngưng

Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là nước).

Các monomer tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Ví dụ: Nylon-6,6 thu được từ phản ứng trùng ngưng adipic acid với hexamethylenediamine: 

nylon-6,6

5. Cho các polymer sau: PS; nylon-6,6; PVC. Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? Polymer nào được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

(Trang 55)

EM ĐÃ HỌC

  • Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
  • Monomer: là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau tạo thành polymer.
  • Các polymer thường là chất rắn, không nóng chảy hoặc nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. Hầu hết polymer không tan trong nước, một số tan được trong dung môi hữu cơ. Nhiều polymer có tính dẻo (nhựa); một số polymer có tính đàn hồi (cao su); một số polymer khác thường dai, bền và dễ kéo sợi.
  • Nhiều polymer không dẫn điện nhưng có một số polymer có tính bán dẫn.
  • Polymer có thể tham gia phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch.
  • Nhiều polymer thường gặp có thể được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng.

EM CÓ THỂ

  • Vận dụng các tính chất của polymer như tính đàn hồi, tính dai bền và có thể kéo sợi,... để giải thích ứng dụng của một số vật liệu polymer được tổng hợp từ các polymer đó.
  • Biết cách sử dụng hợp lí một số polymer theo tính chất của chúng.
Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Hóa học 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

bai-giai-sinh-hoc-12-770

Bài giải SINH HỌC 12

SGK Lớp 12 NXB Giáo Dục

am-nhac-9-958

Âm Nhạc 9

Sách Lớp 9 Cánh Diều

lich-su-va-dia-li-8-922

Lịch Sử Và Địa Lí 8

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

ngu-van-7-tap-1-893

Ngữ Văn 7 - Tập 1

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

vo-thuc-hanh-am-nhac-1-742

VỞ THỰC HÀNH Âm nhạc 1

Môn học lớp 1 - NXB Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.