Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Bài 1: Tác Động Tiêu Cực Và Nguyên Nhân Phát Sinh Tác Động Của Phát Triển Kinh Tế Đến Môi Trường Tự Nhiên | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 1: Tác Động Tiêu Cực Và Nguyên Nhân Phát Sinh Tác Động Của Phát Triển Kinh Tế Đến Môi Trường Tự Nhiên và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 5

Yêu cầu cần đạt:

• Nêu được những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên.

• Xác định được nguyên nhân phát sinh những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên .

MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy xã hội phát triển nhưng cũng tạo ra áp lực lớn đối với môi trường: gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học,... Nhận thức được những tác động tiêu cực đồng thời xác định được nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên giúp chúng ta có cơ sở để đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực này, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.

Em hãy quan sát các hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

Trang 6

Câu hỏi

1/ Nội dung các hình ảnh trên phản ánh tình trạng tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị khai thác như thế nào?

2/ Theo em, tình trạng đó có ảnh hưởng thế nào đến môi trường tự nhiên?

KHÁM PHÁ

1. Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

a) Ô nhiễm môi trường

Em hãy quan sát các hình ảnh và đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ môi trường, làm cho kinh tế ở Việt Nam thời gian qua chưa thực sự phát triển bền vững. Cụ thể: Việc xử lí, khắc phục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở một số khu vực, lĩnh vực chưa triệt để, dẫn tới chất lượng môi trường sống của người dân chưa cao; chất lượng không khí ở các đô thị có dấu hiệu suy giảm; ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến ở một số khu công nghiệp, làng nghề; “Chưa có cơ chế thúc đẩy việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải một cách hiệu quả" trong khi Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lượng rác thải nhựa, rác thải điện tử, rác thải xây dựng và rác thải nguy hại đang tăng rất nhanh. Chỉ tính riêng rác thải nhựa, Việt Nam đứng thứ tư thế giới với hơn 1,8 triệu tấn/năm.

(Lê Thanh Hà, Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Cộng sản, ngày 10 – 3 – 2022)

Trang 7

Câu hỏi

1/ Nội dung các hình ảnh và thông tin phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta dưới tác động của phát triển kinh tế như thế nào?

2/ Em hãy nêu ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động của phát triển kinh tế trong thực tiễn.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tinh chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, con người đã và đang gây ô nhiễm môi trường tự nhiên ở nhiều nơi: làm biến đổi chất lượng nước, khiến các tinh chất lí hoá học và điều kiện vi sinh của nước thay đổi; đất đai tồn đọng nhiều chất thải độc hại; môi trường không khí có sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, khói, bụi, hơi hay các khí lạ đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn; nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước biển, tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ như: dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại,... ngày càng gia tăng,...


b) Suy thoái môi trường

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện đang diễn ra tình trạng suy giảm tài nguyên nước, gây hạ thấp mực nước trên sông tại một số lưu vực sông Hồng – Thái Bình, sông Cả, sông Vu Gia, sông Trà Khúc,...

Số liệu quan trắc mực nước những năm gần đây cho thấy, mức độ hạ thấp lòng dẫn sông Hồng đang ngày càng nghiêm trọng. Mực nước trên sông Hồng tại trạm thuỷ văn Sơn Tây liên tục giảm từ năm 2000 đến năm 2020 với tốc độ giảm trung bình 0,12m/năm, tại trạm Hà Nội giảm trung bình 0,21m/năm, ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình khai thác, sử dụng nước dọc sông nhất là việc lấy nước của hệ thống các công trình thuỷ lợi tưới tiêu.

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 – 2021)

2️⃣ Chất lượng môi trường đất ở Việt Nam hiện nay khá tốt, tuy nhiên môi trường đất nông nghiệp xung quanh khu vực có hoạt động công nghiệp tập trung hay các vùng chuyên canh có dấu hiệu bị suy giảm, nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd), dấu hiệu đất chua hoá có xu hướng gia tăng trong khi hàm lượng hữu cơ trong đất có dấu hiệu suy giảm [...]. Ngoài ra còn có hiện tượng mặn hoá, phèn hoả đất ở nhiều khu vực, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, xói lở, rửa trôi đất tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, khô hạn và sa mạc hoá ở khu vực miền Trung,...

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, năm 2021)

Trang 8

Câu hỏi

1/ Các thông tin cho thấy sự suy giảm về số lượng và chất lượng các thành phần của môi trường ở nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy thoái môi trường khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường với nhiều cấp độ khác nhau, thể hiện ở mức độ giảm sút về chất lượng của thành phần môi trường đó hay số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu huỷ so với trữ lượng của nó, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Dưới tác động của phát triển kinh tế, môi trường đất nông nghiệp có dấu hiệu suy giảm về chất lượng như: bạc màu, chua, chai cứng, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn và sa mạc hoá đất cũng như suy giảm về số lượng diện tích đất canh tác, đất rừng. Môi trường nước cũng bị suy giảm: trữ lượng nguồn nước bề mặt và nước ngầm đều giảm sút cùng với chất lượng nước cũng bị thay đổi các thành phần vật lí, hoá học.
Ngoài ra, hệ sinh thái và sinh cảnh biển quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí bị tàn phá bởi các hoạt động đánh, bắt thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt,...

c) Suy giảm tài nguyên thiên nhiên

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Sản lượng khai thác tài nguyên quan trọng ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020:

Sản phẩm Đơn vị 2016 2017 2018 2019 2020
Than sạch nghìn tấn 38 735 38 409 42 384 46 387 78 377
Dầu thô nghìn tấn 17 230 15 518 13 969 13 090 11 470
Đá khai thác nghìn m³ 172,9 167 162,4 160,4 163,2
Quặng apatit nghìn tấn 3 142,5 4 588 4 332,2 4 651,6 4 389,5



(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, NXB Dân trí, năm 2021)

2️⃣ Công bố hiện trạng tài nguyên rừng năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.745.201 ha, trong đó:

Trang 9

- Diện tích rừng tự nhiên: 10.171.757 ha, giảm 107.428 ha so với năm 2020.

- Diện tích rừng trồng là 4.573.444 ha, tăng 175.414 ha so với năm 2020.

- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13.923.108 ha, tỉ lệ che phủ là 42,02% (năm 2020 là 42,01%).

(Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13 tháng 4 năm 2021 và Quyết định số 2860/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônmCông bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020 và năm 2021)

Câu hỏi

1/ Các thông tin trên phản ánh những tác động của phát triển kinh tế đến việc làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác của phát triển kinh tế dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay.

Suy giảm tài nguyên thiên nhiên là sự suy giảm về số lượng hay/ và chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không thể hồi phục lại, giảm sức tải của môi trường, khiến môi trường mất đi một phần chức năng hỗ trợ sự sống, việc cung cấp nguồn lực của môi trường giảm sút, tạo nên những giới hạn cho sản xuất và tiêu dùng.
Tài nguyên rừng bị thu hẹp, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển đổi sang đất nông, công nghiệp.
Lượng khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng trong quá trình công nghiệp hoá trong khi đây là tài nguyên không tái tạo nên trữ lượng khoáng sản cũng dần bị cạn kiệt.
Tài nguyên nước cũng đang bị suy giảm do nạn ô nhiễm gây thiếu nước trầm trọng. Tài nguyên đất cũng đang bị suy giảm do bị nhiễm mặn, sa mạc hoa,
phân hoá,... ngày càng tăng,...


d) Suy giảm đa dạng sinh học

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thuỷ sinh quý hiếm bị đe doạ ở cấp độ khác nhau, trong đó, có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 (tổng quan))

Trang 10

2️⃣ Việt Nam được xếp là quốc gia đa dạng sinh học cao trên thế giới với 49.200 loài động vật. Tuy nhiên, một số loài, sản phẩm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như tê tê, gấu, sừng tê giác, ngà voi,... đang trở thành hàng hoá được tiêu thụ trong nước và vận chuyển xuyên biên giới. Nhiều loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ hoặc bên bờ tuyệt chủng bởi nạn khai thác, tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp như tê giác Java, bò xám, hồ, linh trưởng,...

(Theo Khánh Huy, Chống buôn bản, tiêu thụ động vật hoang dã, Báo Nhân dân, ngày 26 – 4 – 2020)

Câu hỏi

1/ Các thông tin trên cho thấy phát triển kinh tế đang dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Đa dạng sinh học Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức. Việc khai thác tận diệt các cây thuốc quý, cây có giá trị kinh tế cao làm suy giảm tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của các loài bị chia cắt và suy thoái. Nạn cháy rừng, xâm hại của sinh vật ngoại lai làm suy giảm nhiều loài sinh vật, động vật. Danh sách đỏ các động vật quý hiếm sắp tuyệt chủng ngày càng gia tăng.

e) Biến đổi khí hậu

Em hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Biến đổi khí hậu với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7° C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ; thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở 

Trang 11

Câu hỏi

Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40.000 km đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hằng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chim nặng nhất.

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khi hậu, tháng 7 – 2008).

Câu hỏi

1/ Thông tin và hình ảnh trên cho thấy thực trạng biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như thế nào?

2/ Em hãy nêu những tác động khác của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế, hàng loạt nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của xe cộ thải phần lớn khi CO, ngày càng dày đặc trong khí quyển nhưng không còn đủ cây xanh để phân giải do rừng bị tàn phá, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ô zôn đang là các tác nhân làm biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, tác động nghiêm trọng đến đời sống con người.


2. Nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

a) Áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hoa

Em hãy dựa vào các thông tin, số liệu sau để trả lời câu hỏi:

Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết:

- Tính đến năm 2020, Việt Nam có 862 đô thị, tăng thêm 60 đô thị so với năm 2016. Tổng dân số Việt Nam đến hết năm 2020 là 97,3 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 37%. Dự báo, tỉ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45% vào năm 2026 với số dân cư sinh sống tại đô thị khoảng 45 triệu người.

- Môi trường nước mặt ở một số thành phố lớn bị ô nhiễm do các hoạt động phát triển đô thị, đô thị hoa. Hệ thống thoát nước tại các đô thị chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thoát nước, nhiều hệ thống thoát nước không đồng bộ với hệ thống xử lí chất thải tập trung, dẫn đến hiệu quả xử lí thấp. Chỉ có khoảng 15% nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lí (chủ yếu ở các đô thị lớn).

Câu hỏi

Em hãy cho biết việc gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá đã gây sức ép dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường như thế nào.

Trang 12

b) Trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy giảm môi trường, tài nguyên thiên nhiên là việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lí, sử dụng chưa cao. Vẫn còn tình trạng xuất khẩu tài nguyên ở dạng thô (các loại quặng, dầu thô, than,...) với giá rất rẻ nhưng sau đó phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, như điện, xăng, dầu,... với giá cao để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, khai thác khoáng sản chưa theo quy hoạch, kế hoạch và khai thác trái phép vẫn diễn ra với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thậm chi trở thành những “điểm nóng" về môi trường. Tình trạng nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, nguyên vật liệu không đạt chuẩn về môi trường chậm được khắc phục.

(Theo Lê Thanh Hà, Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững theo tinh thần đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Cộng sản, ngày 10 – 3 – 2022)

2️⃣Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020 nước ta có 4 575 làng nghề, trong đó có 1 951 làng nghề được công nhận.

Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung, tác động xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường. Nhiều làng nghề có lưu lượng nước thải lớn, xả ra kênh mương vốn làm nhiệm vụ tiêu, thoát nước mưa dẫn đến nước thải không lưu thông, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng hoá chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Trong đó nhóm làng nghề có thải lượng nhiễm lớn nhất là tái chế (kim loại, nhựa), quá trình tái chế và gia công, xử lí bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn,... làm phát sinh bụi và khí thải như SO,, NO, hơi axit và kiềm. Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và chất thải rắn gây ô nhiễm mùi, tạo nên các khí ô nhiễm,...

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, năm 2021)

Câu hỏi

1/ Những thông tin trên cho thấy trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp đã tác động đến môi trường nước ta như thế nào?

2/ Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.

c) Gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

Em hãy quan sát các hình ảnh và đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Trang 13

Đi kèm với tốc độ đô thị hoá cao và việc gia tăng dân số cơ học tại các đô thị là sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện giao thông cơ giới. Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến hết năm 2020, trên cả nước có 4.180.478 xe ô tô và hàng chục triệu xe mô tô, xe máy đang lưu hành. Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel làm phát sinh nhiều chất ô nhiễm không khí như CO, chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), , NO, bụi,... Hiện nay, sự gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc biệt là ô tô, xe máy cùng với chất lượng các tuyến đường chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng nhiên liệu sử dụng thấp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, NXB Dân trí, năm 2021)

2️⃣Môi trường sống ngày càng ô nhiễm một phần bởi ý thức của con người. Việc thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt hằng ngày ở nhiều nơi không đúng quy định. Vẫn còn tình trạng vứt rác thải bừa bãi và hình thành nhiều điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều khu trang trại, khu chăn nuôi, khu công nghiệp xả trực tiếp nguồn nước thải, các chất tẩy rửa và rác thải nông, công nghiệp không qua xử lí đổ ra ao, hồ, kênh, mương, sông tạo ra những dòng chảy màu đen với những mùi khó : hại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, gây ô nhiễm đất và ô nhiễm n muốn nước nghiêm trọng. Việc sử dụng tràn lan hoá chất bảo vệ thực vật, như lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được người dân sử dụng không theo quy định, không có sự quản lí chặt chẽ, không chỉ tạo ra những nông sản không bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh, gây hại cho sức khoẻ người sử dụng mà còn làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước ngầm và nước mặt nơi sản xuất.

(Theo Ngọc Hân, Nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường, Tạp chí Cộng sản, ngày 20 – 7 – 2020)

Câu hỏi

1/ Sự gia tăng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy kể thêm sự gia tăng những nhu cầu tiêu dùng khác có tác động tiêu cực đến môi trường.

2/ Những hình ảnh, thông tin trên cho thấy ý thức và việc làm của người dân đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ ý thức và việc làm của người dân đến môi trường nước ta hiện nay.

Trang 14

Những biến đổi tiêu cực của môi trường có nguyên nhân chủ yếu từ những sức ép của sự phát triển kinh tế tạo nên. Dân số tăng, đô thị hoá cao kéo theo tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng, lượng chất thải rắn tăng trên diện rộng, lượng phương tiện giao thông cơ giới gia tăng,... Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp còn dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Trình độ công nghệ khai thác và xử lí chất thải thấp cùng với sự gia tăng tiêu dùng và ý thức bảo vệ môi trường của các chủ thể kinh tế chưa cao tất yếu dẫn đến mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng nhiều hơn, thải ra nhiều chất thải làm ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

LUYỆN TẬP

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Biến đổi khí hậu có nguyên nhân chủ yếu từ sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển.

b. Những tài nguyên thiên nhiên con người khai thác, sử dụng theo năm tháng sẽ được thiên nhiên tái tạo.

c. Các nước chậm phát triển phải gánh chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.

2. Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế dưới đây có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên. Vì sao?

a. Tăng cường bón phân, thâm canh, tăng năng suất cây trồng.

b. Siêu thị T thực hiện gói các sản phẩm rau quả bằng lá chuối và túi giấy tái chế.

c. Tập đoàn V quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ sản xuất ô tô chạy bằng xăng sang ô tô chạy bằng điện.

d. Một số gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.

3. Xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường do tác động của phát triển kinh tế.

Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả những tác nhận dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí xuất phát từ việc phát triển kinh tế.

VẬN DỤNG

Em hãy viết bài nói về nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến tài nguyên rừng ở nước ta và những bài học rút ra.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 11 - Tập Một

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 1) Chương Trình Cơ Bản

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lí 11

Địa Lí 11 - NXB Giáo dục

Địa Lí 11 (Nâng Cao)

Địa Lí 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-5-tap-mot-157

Tiếng Anh 5 - Tập Một

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

am-nhac-2-263

Âm Nhạc 2

Sách Lớp 2 Cánh Diều

khoa-hoc-tu-nhien-6-123

Khoa Học Tự Nhiên 6

Sách Cánh Diều Lớp 6

tin-hoc-3-1045

Tin Học 3

Sách Lớp 3 Cánh Diều

vat-li-10-3616

Vật Lí 10

Kết nối tri thức Vật Lí 10

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.