Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Bài 6: Một Số Chế Định Của Pháp Luật Dân Sự Về Sở Hữu Trí Tuệ Và Chuyển Giao Công Nghệ | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 6: Một Số Chế Định Của Pháp Luật Dân Sự Về Sở Hữu Trí Tuệ Và Chuyển Giao Công Nghệ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 42

Yêu cầu cần đạt:

• Nêu được một số chế định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

• Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

• Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

• Điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

• Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

MỞ ĐẦU

Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là vấn đề có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Quyền sở hữu trí tuệ và quyền chuyển giao công nghệ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ về tài sản và nhân thân.

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Sau khi hoàn thành kịch bản phim X, ông T đã kí hợp đồng cho phép Công ty điện ảnh K sản xuất bộ phim cùng tên và bán cho các rạp chiếu phim trong thành phố trình chiếu bộ phim đó.

Em hãy cho biết quyền nhân thân và quyền tài sản của ông T đối với kịch bản phim X.

Trang 43

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 

1️⃣ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)

Điều 18. Quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm.

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào khác

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. 3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 87. Quyền đăng kí nhãn hiệu (trích)

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng kí nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (trích)

2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:

a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ki thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Trang 44

b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này.

Điều 185. Quyền tác giả giống cây trồng

Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:

1. Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;

2. Nhận thù lao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 của Luật này.

2️⃣Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 – 10 – 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm (trích)

1. Phạt tiền từ 15 000 000 đồng đến 35 000 000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

3️⃣ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2021)

Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp (trích)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 000 đồng đến 2000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hoá, dịch vụ vi phạm đến 3 000 000 đồng:

a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản này.

4️⃣ Nhạc sĩ Q đã sáng tác nhiều bài hát, được nhiều ca sĩ biểu diễn tại các sân khấu ca nhạc và trên sóng phát thanh, truyền hình.

5️⃣ Anh K là kĩ sư chế tạo máy. Là người yêu nghề và có tài năng trong lĩnh vực chế tạo máy nên anh đã sáng chế ra loại máy gặt đập liên hoàn giúp bà con nông dân giảm bớt sự nặng nhọc và đạt được năng suất cao trong mùa thu hoạch lúa. Anh đã nộp đơn đăng kí sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp bằng bảo hộ sáng chế đối với loại máy gặt đập này.

6️⃣ Ông C là kĩ sư nông nghiệp. Trải qua nhiều năm kiên trì nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, ông và các cộng sự của mình đã tạo ra nhiều giống lúa thơm ngon nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Ông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.

7️⃣Cửa hàng phô tô K đã phô tô giáo trình của Trường Đại học B và đóng thành quyền bán cho sinh viên mà không xin phép nhà trường.

8️⃣Bà E là chủ một cửa hàng giày và một xưởng đóng giày khá nổi tiếng. Sau một thời gian kinh doanh, bà phát hiện ra xưởng đóng giày X đã làm giả mẫu mã giày của bà đã được cơ quan nhà nước cấp bằng bảo hộ.

Trang 45

1/ Em hãy chỉ ra quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả ở các trường hợp 4, 5, 6.

2/ Việc phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B của cửa hàng phô tô K sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

3/ Việc làm nhái mẫu mã giày của xưởng đóng giày X sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.


2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về chuyển giao công nghệ

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

Điều 4. Đối tượng công nghệ được chuyển giao (trích)

1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

a) Bí quyết kĩ thuật, bí quyết công nghệ

b) Phương án, quy trình công nghệ giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

c) Giải pháp hợp lí hoá sản xuất, đổi mới công nghệ

d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ (trích)

1. Bên giao công nghệ có quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

b) Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thoả thuận trong hợp đồng;

c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao...

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ (trích)

1. Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

Trang 46

b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ki kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thoả thuận;

2️⃣ Nghị định số 51/2019/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 – 6 – 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ

Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển giao, chuyển nhượng, cung cấp thông tin về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (trích)

1. Phạt tiền từ 8 000 000 đồng đến 12 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ khi chưa được chủ sở hữu kết quả đó đồng ý;

b) Cung cấp nhằm mục đích vụ lợi các thông tin, tư liệu có được từ dịch vụ phân tích, kiểm nghiệm, tư vấn, giám định khi chưa được chủ sở hữu các thông tin, tư liệu đó đồng ý,...

3️⃣Hãng xe hơi M của nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô cho Công ty T để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kĩ thuật từ hãng M, Công ty T được phép sản xuất và lắp ráp những chiếc ô tô hoàn chỉnh theo công nghệ của M, sau đó bán cho người tiêu dùng.

4️⃣ Anh T là chuyên viên tư vẫn của Hãng xe máy Y đã cung cấp công nghệ sản xuất xe máy của Hãng này cho Hãng xe máy A để lấy tiền, mặc dù không được Hãng xe máy Y cho phép.

Câu hỏi

1/ Trong trường hợp 2, chủ thể nào là bên có quyền chuyển giao công nghệ? Chủ thể nào là bên nhận công nghệ? Đối tượng công nghệ được chuyển giao trong trường hợp này là gì?

2/ Em hãy chỉ ra quyền nhân thân và quyền tài sản của hãng xe hơi M.

3/ Khi cung cấp công nghệ sản xuất xe máy của Hãng xe máy Y cho Hãng xe máy A mà không được phép, anh T sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

LUYỆN TẬP

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Trang 47

b. Tác giả sáng chế được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế và được nhận thù lao.

c. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

d. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ.

2. Theo em, hành vi của chủ thể trong các tình huống sau là thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ? Vì sao?

a. Cộng ty S may đo và đưa ra bán trên thị trường hàng loạt áo đông xuân theo kiểu dáng của Công ty X mặc dù chưa được Công ty X chuyển giao công nghệ.

b. Sau khi nghiên cứu ra giống cà chua mới đạt năng suất cao, Trung tâm nghiên cứu V đã chuyển giao kĩ thuật trồng và chăm sóc giống cà chua này cho nhiều bà con nông dân ở tỉnh H.

c. Nhạc sĩ Y đã dịch lời một bài hát của nước ngoài ra tiếng Việt, sau đó giới thiệu trước công chúng rằng cả nhạc và lời của bài hát đều do mình sáng tác.

d. Gia đình ông S đã mở cửa hàng bán phở sau khi nhận được bí quyết chế biến phở do ông chủ cửa hàng phở nổi tiếng ở địa phương chuyển giao.

3. Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Ông Q là một nhà văn nổi tiếng, chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Một hôm, ông Q vô tình đọc được một tác phẩm của người khác xuất bản sau tác phẩm của ông một thời gian, có tên khác với tác phẩm của ông, nhưng nội dung bên trong thì đến hơn 50% giống với tác phẩm của ông.

1/ Theo em, trong trường hợp này, quyền tác giả của ông Q bị xâm phạm như thế nào?

2/ Em hãy tư vấn giúp ông Q cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình.

b. Là chủ một trang trại hoa hồng lớn và cũng là người say mê nghiên cứu, chị H đã lai tạo ra một giống hoa hỗng mới. Tuy nhiên, chị H luôn lo ngại quyền đối với giống hoa hồng mới có thể bị xâm phạm bởi người khác.

Em hãy tư vấn cho chị H cách thức để có thể bảo vệ được quyền của mình đối với giống hoa hồng do chị lai tạo được.

c. Anh M là một ca sĩ đã thành danh, khi biết nhạc sĩ C mới sáng tác được một bài hát mới, anh rất muốn được biểu diễn bài hát này trước công chúng.

Em hãy tư vấn cho anh M cách thức để thực hiện được mong muốn của mình.

VẬN DỤNG

Em hãy viết bài kể lại một câu chuyện liên quan đến việc thực hiện pháp luật hoặc vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ và rút ra bài học cho bản thân.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 11 - Tập Một

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 1) Chương Trình Cơ Bản

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lí 11

Địa Lí 11 - NXB Giáo dục

Địa Lí 11 (Nâng Cao)

Địa Lí 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-1-745

TIẾNG ANH 1

Giáo dục Việt Nam

chuyen-de-hoc-tap-cong-nghe-10-thiet-ke-va-cong-nghe-3655

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Sách Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ) Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống - Cung cấp kiến thức và kỹ năng về quy trình thiết kế, giải quyết vấn đề và ứng dụng công nghệ thông tin.

cong-nghe-10-824

Công Nghệ 10

Sách Công Nghệ Lớp 10. Tổng 2 phần, 56 bài.

ngu-van-9-tap-mot-435

Ngữ Văn 9 - Tập Một

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

mi-thuat-12-li-luan-va-lich-su-mi-thuat-3488

Mĩ Thuật 12 (Lí Luận Và Lịch Sử Mĩ Thuật)

Cuốn sách này cung cấp kiến thức giúp các em xác định được nội dung, hình thức trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; hình thành kĩ năng xác định không gian trưng bày, xây dựng và thực hiện kế hoạch, thuyết trình, giới thiệu tác phẩm mĩ thuật.

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.