Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 11 - Bài 36: Động Cơ Đốt Trong Dùng Cho Máy Nông Nghiệp | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 36: Động Cơ Đốt Trong Dùng Cho Máy Nông Nghiệp và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 11 | Giáo Dục Việt Nam

Biết được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho một số máy nông nghiệp.

I – ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP

Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp thường là động cơ điêzen, có những đặc điểm sau :

– Công suất không lớn.

– Có tốc độ quay trung bình, làm mát bằng nước.

– Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng).

– Hệ số dự trữ công suất lớn.

Một số máy nông nghiệp sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực được giới thiệu trên hình 36.1.

Hình 36.1. Một số máy nông nghiệp sử dụng động cơ đốt trong
a) Máy phay đất ; b) Máy cày ; c) Máy gặt ; d) Xe vận chuyển.

Trong bài này chỉ giới thiệu máy kéo bánh hơi và máy kéo xích.

II – ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN MÁY NÔNG NGHIỆP

Nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp cũng giống như các máy móc, thiết bị khác : Động cơ truyền momen quay đến bánh công tác thông qua hệ thống truyền lực. Cách bố trí hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi cũng như máy kéo xích tương tự như trên ô tô.

1. Hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi

Trên hình 36.2 thể hiện sơ đồ hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi.

Trên máy kéo bánh hơi, momen quay được truyền từ động cơ 1 đến bánh xe chủ động 7 qua li hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, bộ vi sai 5 và truyền lực cuối cùng 6 (hình 36.2a).

Để tăng lực kéo và khả năng di chuyển trên đất lầy lội, có thể bố trí cả bánh trước và bánh sau là bánh chủ động. Trong trường hợp này cần có hộp số phân phối 9 để chia momen cho các bánh sau và các bánh trước (hình 36.2b) qua truyền lực các đăng 8 và 10, truyền lực chính 4,11, bộ vi sai 5,12 và truyền lực cuối cùng 6,13.

Hình 36.2. Sơ đồ hệ thống truyền lực máy kéo bánh hơi
a) Có các bánh chủ động phía sau ; b) Có các bánh chủ động phía sau và phía trước.
1. Động cơ ; 2. Li hợp ; 3. Hộp số ;
4,11. Truyền lực chính ; 5, 12. Bộ vi sai ; 6, 13. Truyền lực cuối cùng ;
7,14. Bánh xe chủ động ; 8,10. Truyền lực các đăng ; 9. Hộp số phân phối.

Máy kéo thường chuyển động với tốc độ thấp, trên đất lầy, dễ xảy ra quá tải, nên hệ thống truyền lực có những đặc điểm riêng:

– Tỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.

– Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.

– Trong trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.

– Có trục trích công suất.

2. Hệ thống truyền lực của máy kéo xích

Hệ thống truyền lực trên máy kéo xích được mô tả trên hình 36.3.

Trong hệ thống truyền lực của máy kéo xích (hình 36.3a), momen quay từ động cơ 1 được truyền qua li hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, đến cơ cấu bánh sau để quay dải xích 8. Cơ cấu quay vòng 5 cho phép thay đổi tốc độ lăn của các dải xích. Khi giảm tốc độ lăn của một trong hai dải xích, máy kéo sẽ quay vòng về phía dải xích đó. Nếu chênh lệch tốc độ của hai dải xích càng lớn, thì góc quay vòng càng nhỏ và nó quay vòng tại chỗ khi có một dải xích đứng yên.

Hình 36.3. Sơ đồ hệ thống truyền lực của máy kéo xích
a) Cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính ;
b) Cơ cấu quay vòng đặt trong hộp số.
1. Động cơ ; 2. Li hợp ; 3. Hộp số ; 4. Truyền lực chính
5. Cơ cấu quay vòng ; 6. Truyền lực cuối cùng ; 7. Các bánh sau chủ động
8. Xích ; 9. Truyền lực các đăng ; 10. Phanh.

Trên hệ thống truyền lực có cơ cấu quay vòng trong hộp số (hình 36.3b), momen truyền qua hộp số được truyền đến các bánh sau chủ động bằng những nhánh riêng qua các đăng 9, truyền lực chính 4 và truyền lực cuối cùng 6. Hộp số 3 có khả năng thay đổi tốc độ của từng dải xích hoặc dừng hẳn một dải bằng phanh 10, nhờ đó máy kéo quay vòng được.

Cũng giống như máy kéo bánh hơi, momen quay trên bánh sau rất lớn, hệ thống truyền lực máy kéo xích còn có nhiệm vụ lái nhờ cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính hoặc cơ cấu quay vòng đặt trong hộp số.

Câu hỏi

1. Nêu đặc điểm của động cơ dùng cho máy nông nghiệp.

2. Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi.

3. Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo xích.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Địa Lý 11 Nâng Cao

Địa lý 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-7-quyen-2-861

Tin Học 7 (Quyển 2)

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

my-thuat-thiet-ke-san-khau-dien-anh-1179

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh 11

toan-9-tap-2-981

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

toan-8-tap-1-516

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.