Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 11 - Bài 4: Mặt Cắt Và Hình Cắt | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 4: Mặt Cắt Và Hình Cắt và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 11 | Giáo Dục Việt Nam

1. Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.

2. Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.

I – KHÁI NIỆM VỀ MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT

Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như lỗ, rãnh... nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt, làm cho bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên các bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt và hình cắt để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể.

Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau (hình 4.1):

Giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng Mặt phẳng hình chiếu hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó, được các hình :

– Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

– Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.

Mặt cắt được thể hiện bằng đường gạch gạch.

Hình 4.1. Mặt cắt và hình cắt
a) Mặt cắt ;             b) Hình cắt

(?) Thế nào là mặt phẳng cắt, hình cắt và mặt cắt ?

II – MẶT CẮT

Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể (hình 4.2), thường dùng một trong hai loại mặt cắt sau đây :

Hình 4.2. Mặt cắt

1. Mặt cắt chập

Mặt cắt chập được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh (hình 4.3). Mặt cắt chập dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản.

2. Mặt cắt rời

Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu, đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh (hình 4.4).

(?) Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào ?

Hình 4.3. Mặt cắt chập

Hình 4.4. Mặt cắt rời

III – HÌNH CẮT

Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.

1. Hình cắt toàn bộ

Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể (hình 4.5).

Hình 4.5. Hình cắt toàn bộ

2. Hình cắt một nửa

Hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn vật thể đối xứng (hình 4.6). Thường không vẽ các nét đứt ở phần hình chiếu khi chúng đã được thể hiện trên phần hình cắt.

Hình 4.6. Hình cắt một nửa

3. Hình cắt cục bộ

Hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng (hình 4.7).

Hình 4.7. Hình cắt cục bộ

Câu hỏi

1. Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì ?

2. Phân biệt các loại hình cắt : hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa và hình cắt cục bộ.

Bài tập

1. Vẽ hình cắt toàn bộ của giá đỡ cho trong hình 4.8.

Hình 4.8

2. Vẽ hình cắt một nửa của gối cột cho trong hình 4.9.

Hình 4.9

3. Vẽ mặt cắt phần có rãnh của trục cho trong hình 4.10.

Hình 4.10

Thông tin bổ sung

1. Kí hiệu

Hình cắt và mặt cắt được KÍ hiệu như sau (hình 4.11) :

Nét cắt vẽ bằng nét liền đậm, chỉ vị trí mặt phẳng cắt.

Mũi tên chỉ hướng chiếu, vẽ vuông góc với nét cắt.

Chữ hoa ghi ở đầu nét cắt, phía trên các hình cắt và mặt cắt để phân biệt các hình cắt và mặt cắt khác nhau.

Hình 4.11. Kí hiệu hình cắt và mặt cắt
a) Hình cắt ;                  b) Mặt cắt.

2. Đường gạch gạch

– Các đường gạch gạch trên mặt cắt được kẻ song song với nhau và nghiêng 45° so với đường bao (hình 4.12a) hoặc đường trục của hình (hình 4.12b).

– Các đường gạch gạch trong các hình cắt và mặt cắt của cùng một vật thể được kẻ giống nhau về chiều nghiêng và khoảng cách.

Hình 4.12. Đường gạch gạch

a) Đường gạch gạch nghiêng 45° so với đường bao ;

b) Đường gạch gạch nghiêng 45° so với đường trục.

– Mặt cắt của các vật thể khác nhau có các đường gạch gạch khác nhau về chiều nghiêng hoặc về khoảng cách (hình 4.13).

Hình 4.13. Mặt cắt của các vật thể khác nhau

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 11

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Địa Lý 11 Nâng Cao

Địa lý 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Gợi ý cho bạn

vat-li-8-828

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-tap-tieng-anh-2-1035

Sách bài tập TIẾNG ANH 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

vo-bai-tap-tieng-viet-2-tap-mot-1012

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

lich-su-9-485

Lịch Sử 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

giao-duc-the-chat-7-904

Giáo Dục Thể Chất 7

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.