Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Vật lí 10 - Bài 7: Sự Cần Thiết Phải Bảo Vệ Môi Trường | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 7: Sự Cần Thiết Phải Bảo Vệ Môi Trường và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 56)

Môi trường sống của con người trên hành tinh của chúng ta đang bị những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Các cá nhân, các quốc gia và chung tay bảo vệ môi trường. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia và các hành động nào để bảo vệ môi trường? Cá nhân và cộng đồng có vai trò gì và cần thực hiện các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?

I. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại cũng như phát triển của con người và thiên nhiên.

  • Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, sinh vật, nước,... (Hình 7.1).
  • Môi trường xã hội chính là tổng thể các mối quan hệ xã hội giữa con người với mọi hoạt động trong hệ thống luật pháp, thể chế, quy định, cam kết,....
  • Môi trường nhân tạo chính là các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

Hình 7.1. Môi trường tự nhiên

Ánh sáng và nhiệt

Môi trường không khí

Môi trường sinh vật

Môi trường nước

Môi trường đất

Môi trường sống của con người tạo ra không gian sống, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Môi trường sống có trong lành thì sức khỏe của con người mới được đảm bảo.

Tuy nhiên, thực tế là môi trường sống của con người đang bị huỷ hoại nghiêm trọng mà nguyên nhân sống bắt nguồn từ con người như khói bụi từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông, khai thác cạn kiệt khoáng sản, gây ra sự mất cân bằng và biến đổi khí hậu, gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc Cực (Hình 7.4), Nam Cực, lũ lụt, hạn hán.

Hình 7.2. Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp 

Hình 7.3. Các chất thải hoá học trong nông nghiệp, gây ô nhiểm đất

(Trang 57)

?

  1. Môi trường có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
  2. Môi trường sống của con người đang bị tác động tiêu cực như thế nào?

Hình 7.4. Băng tan ở Bắc Cực

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA

Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên. Duy trì đa dạng sinh học là rất cần thiết vì mọi loài đều có vai trò trong môi trường. Đa dạng sinh học có thể bị đe doạ do tàn phá thảm thực vật (Hình 7.5).

Thảm thực vật (bao gồm rừng và đồng cỏ) có nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng do nhiều hoạt động của con người gây ra như: mở rộng quy mô nông nghiệp, các loại hình hoạt động xây dựng, phá huỷ môi trường sống (Hình 7.6).

Khói bụi từ các khu công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng trong thành phần của khí quyển. Nồng độ carbon dioxide tăng lên trong bầu không khí, gây thủng tầng ozone, gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Mưa acid và chất thải công nghiệp là nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm đất, sa mạc hóa, phá huỷ thảm thực vật và gây suy thoái đa dạng sinh học.

Những tác động to lớn của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt như: đại dương bị acid hoá, nguồn nước ngọt đang dần bị thu hẹp lại, nặn suất mưa lũ kém dần.

Bảo vệ môi trường là cơ sở có tính quyết định cho phát triển bền vững và là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết của mỗi quốc gia, cộng đồng, cá nhân.

Chiến lược bảo vệ môi trường là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

Hình 7.5. Tàn phá rừng gây mất đa dạng sinh học 

Hình 7.6. Mất thảm thực vật và suy thoái đa dạng sinh học 

EM CÓ BIẾT?

Từ những năm 1960, môi trường ngày một suy thoái, thế giới đã bắt đầu ý thức được tác hại của sự thoái hoá môi trường. Ngày 5 tháng 6 năm 1972, Hội nghị Môi trường thế giới được tổ chức tại Stockholm, Thuỵ Điển và được chọn là Ngày Môi trường thế giới (tiếng Anh: World Environment Day – viết tắt: WED). Nhằm nâng cao hiểu biết và lường động của cộng đồng, cá nhân để có chiến lược, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường, vì một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.

(Trang 58)

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường. Các kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động cụ thể như: quản lí chất thải rắn; giảm các loại rác nhựa; quản lí và cải thiện môi trường liên quan đến nước thải, hoá chất trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; xử lí nước thải; chất thải công nghiệp; quản lí rừng; tài nguyên khoáng sản; tăng cường trồng rừng để gia tăng đa dạng sinh học; tuyên truyền bảo vệ môi trường và sẵn sàng thích ứng với biến thiên.

?

  1. Tại sao các quốc gia cần quan tâm bảo vệ môi trường?
  2. Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?
  3. Trong chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam đã có những chương trình, hành động cụ thể nào để bảo vệ môi trường?

Nguồn: Tổng cục môi trường

Hình 7.7. Biểu đồ diện tích rừng và độ che phủ rừng ở Việt Nam từ năm 1943 (Đơn vị tính diện tích: 1 000 ha)

EM CÓ BIẾT?

Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã xác định: Bảo vệ môi trường là tiêu chuẩn sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

?

Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng(1) ở Việt Nam qua các năm và tác động của những chính sách của chính phủ trong việc bảo vệ rừng. 


(1) Độ che phủ rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng.

(Trang 59)

1. Hãy tìm hiểu và thảo luận về ý nghĩa, sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường như: Ngày Nước thế giới, Ngày Trái Đất... ?

2. Đề xuất và lựa chọn phương án thực hiện vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường. ?

3. Em đã có các hành động thiết thực nào để hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường?

III. VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hệ sinh thái, gây mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.

Việc bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ quốc gia mà bản thân mỗi cá nhân, cộng đồng có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất. Các hành động của cá nhân và cộng đồng trong sinh hoạt hằng ngày có thể kể đến như:

  • Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại hoá chất, chất thải gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt hằng ngày như rác thải nhựa, hoá chất tẩy rửa,... Nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sản phẩm tái chế để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
  • Sử dụng tiết kiệm điện, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạch,... là các hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
  • Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxygen cho bầu không khí và là nguồn hấp thụ khí carbonic, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh, hạn chế chặt phá rừng, giúp môi trường không khí trong lành.
  • Hành động bảo vệ môi trường cần tiến hành thường xuyên, liên tục; cần tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

EM CÓ BIẾT?

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ủng hộ cho việc gửi gắm và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước để an trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025, cả nước trồng được một tỉ cây xanh trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.

?

  1. Tại sao cá nhân và cộng đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường?
  2. Những nguyên nhân gây ra tác hại đến môi trường sống ở khu dân cư, trường học là gì?
  3. Cá nhân và cộng đồng cần có các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?

(Trang 60)

EM ĐÃ НỌC

  • Môi trường sống của con người đang dần bị phá huỷ, gây ra biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai nguy hiềm là do tác động tiêu cực từ các hoạt động của con người.
  • Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động đề bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triền của các quốc gia.
  • Để bảo vệ môi trường cần có sự chung tay của mỗi cá nhân và cộng đồng.

EM CÓ THỂ

Giải thích được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước biển dâng lên và nêu tác động tiêu cực đến những tỉnh ven biền của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

EM CÓ BIẾT?

Chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn chịu tác động do phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, giao thông vận tải,.... Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hoá thạch như ô tô, xe gắn máy, chiếm tỉ trọng lớn trong việc gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị.

Các phương tiện giao thông có giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng và dầu diesel, quá trình đốt cháy nhiên liệu phát sinh nhiều loại khí thải như SO2, NO2, CO, bụi cực nhỏ như bụi TSP (đường kính nhỏ hơn 100 µm), bụi PM10 (đường kính nhỏ hơn 10 µm), bụi PM2.5 (đường kính nhỏ hơn 2,5 µm).

Tính đến năm 2020, toàn quốc có khoảng hơn 3 triệu xe ô tô và 45 triệu xe máy đang lưu hành. Nhiều phương tiện đã sử dụng nhiều năm, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp. Đây là một trong những nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam ngày càng gia tăng.

Việt Nam đã có chính sách kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông như: quy định tiêu chuẩn về khí thải, hiện hạn sử dụng ô tô, xe máy; phát triển hệ thống giao thông công cộng và hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Vật lí 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

tieng-viet-5-tap-hai-160

Tiếng Việt 5 -Tập Hai

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

my-thuat-thiet-ke-do-hoa-1178

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ 11

mi-thuat-4-1089

Mĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

dia-li-12-615

Địa Lí 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

lich-su-va-dia-li-4-1567

Lịch Sử Và Địa Lí 4

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Lịch sử và Địa lí 4

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.