(Trang 40)
Hằng ngày chúng ta đều thấy Mặt Trời mọc buổi sáng và lặn buổi chiều. Mặt Trăng khi lúc tròn, lúc khuyết. Vậy sao lại có hiện tượng như vậy?
Mặt Trời là một ngôi sao trong vũ trụ, hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm.
Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, các hành tinh lùn, tiểu hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Các hành tinh không những quay xung quanh Mặt Trời mà còn tự quay quanh mình nó.
Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời. Thời gian Trái Đất quay một vòng xung quanh Mặt Trời là 1 năm.
Tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng khít với nhau.
? Hãy nêu cấu trúc của hệ Mặt Trời và sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. |
Hình 5.1. Mô hình hệ Mặt Trời
Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh được gọi là các hành tinh đá do chúng có thành phần cấu tạo chủ yếu từ đá và kim loại.
Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Mộc tinh, Thổ tinh được gọi là các hành tinh khí, có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
Mộc tinh và Thổ tinh là hai hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Thành phần cấu tạo của nó chủ yếu là khí helium và khí hydrogen.
(Trang 41)
Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh có thành phần chính từ băng, nước, ammonia và methane. Hệ Mặt Trời có vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo của Hoả tinh và Mộc tinh. Các tiểu hành tinh này cấu tạo phần nhiều bằng đá và kim loại. |
|
II. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI
Nếu đứng nhìn về hướng Bắc, hằng ngày chúng ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây hay mọc bên tay phải và lặn bên tay trái của chúng ta. Đường tưởng tượng phân cách giữa Mặt Đất với bầu trời gọi là đường chân trời.
Buổi sáng, khoảng thời gian Mặt Trời nhô lên khỏi đường chân trời gọi là bình minh, sau đó Mặt Trời di chuyển dần lên cao. Buổi trưa, Mặt Trời ở vị trí cao nhất. Buổi chiều, Mặt Trời hạ xuống thấp dần và lặn xuống phía dưới đường chân trời, khoảng thời gian Mặt Trời lặn xuống dưới đường chân trời gọi là hoàng hôn.
Hình 5.2
a) Bình minh, Mặt Trời mọc ở hướng Đông
b) Giữa trưa, thời điểm Mặt Trời ở vị trí cao nhất
c) Hoàng hôn, Mặt Trời lặn ở hướng Tây
Đường đi của Mặt Trời quan sát thấy là một cung tròn hướng từ Đông sang Tây trên quả cầu không gian. Hình 5.3. Hình ảnh nhìn thấy đường đi của Mặt Trời quan sát từ Trái Đất. | Hình 5.4. Mặt Trời mọc và lặn Điểm cao nhất của Mặt Trời là lúc giữa trưa, ở vị trí giao giữa đường đi của Mặt Trời với cung tròn trên trục Bắc – Nam của Trái Đất. |
Đường đi của Mặt Trời thay đổi theo các mùa làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian giữa hai Mặt Trời mọc và lặn khác nhau. Hình 5.5. Mô tả đường đi quan sát thấy của Mặt Trời theo các mùa trong năm. Đường đi của Mặt Trời cao dần từ mùa đông đến mùa hạ. Mùa hạ, Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên hướng chính Nam. |
Hình 5.6. Hình ảnh quan sát độ cao của Mặt Trời theo mùa đông và mùa hạ trong năm |
III. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Mặt Trăng không tự phát sáng mà phản xạ ánh sáng của Mặt Trời, hướng trái đất. Từ Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng mọc cong hướng Đông và lặn hướng Tây như Mặt Trời. Mặt Trăng vào ngày rằm là tròn nhất và thường xuất hiện khoảng 6 giờ tối ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây vào khoảng 6 giờ sáng. Hình 5.7. Hình ảnh đường đi của Trăng rằm quan sát thấy trên Trái Đất |
Hình 5.8. Hình ảnh Mặt Trăng vào một số ngày trong tháng.
|
(Trang 43)
Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất với chu kì là 29,5 ngày và chuyển động cùng Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Ngoài chuyển động quay quanh Trái Đất, Mặt Trăng cũng tự quay quanh mình nó với chu kì bằng chu kì quay quanh Trái Đất. Nên Mặt Trăng luôn hướng một mặt duy nhất về phía Trái Đất. Hình 5.9. Mô tả sự tự quay và sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. |
Hình 5.10. Hình ảnh Mặt Trăng ở vị trí và thời điểm khác nhau
|
Di chuyển 1/4 vòng
Tự quay 1/4 vòng
Tự quay 3/4 vòng
Ánh sáng mặt trời
Mặt Trăng
Trái Đất
IV. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA KIM TINH, THỦY TINH
Thủy tinh, Kim tinh là hai hành tinh ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm. Hình 5.11. Hình ảnh Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời quan sát thấy từ Trái Đất. Thủy tinh, Kim tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo gần tròn. Kim tinh ở xa Mặt Trời hơn Thủy tinh nên có chu kì chuyển động lớn hơn, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một vòng quay xung quanh Mặt Trời. |
Hình 5.12. Hình ảnh Thủy tinh, Kim tinh và Mộc tinh trên bầu trời. |
Từ Trái Đất quan sát thấy Mặt Trời, Thủy tinh, Kim tinh đều thuộc cùng một mặt phẳng.
(Trang 44)
Sao Hôm và sao Mai là những khái niệm quen thuộc trong văn hoá dân gian Việt Nam. Sao Mai xuất hiện lúc bình minh và sao Hôm xuất hiện lúc chập tối. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng sao Mai và sao Hôm chính là Kim tinh. Khi quan sát Kim tinh từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy Kim tinh dưới góc 48°.
V. HỆ NHẬT TÂM CỦA COPERNIC
Mô hình hệ địa tâm được nhà bác học Hy Lạp Ptolemy (P-tô-lê-mê, khoảng 100 – 170) để xuất dùng để giải thích khá chính xác nhiều chuyển động nhìn thấy của các hành tinh trong hệ Mặt Trời và được các nhà khoa học châu Âu chấp nhận hơn 1000 năm.
Thảo luận đề mô tả về mô hình hệ địa tâm của Ptolemy như Hình 5.13 dưới đây. |
Hình 5.13. Mô hình hệ địa tâm của Ptolemy
Nhà bác học Copernic (Cô-péc-ních, 1473 – 1543) viết một chuyên luận thiên văn ngắn gọn là “Commentariolus”, đặt nền tảng cho hệ nhật tâm. Ông cho rằng hệ địa tâm không mô tả đúng một số chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời và đề xuất hệ nhật tâm. Hệ nhật tâm lấy Mặt Trời làm trung tâm, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo tròn.
Hình 5.14. Mô hình hệ nhật tâm của Copernic
(Trang 45)
Mô hình hệ nhật tâm cho rằng:
- Mặt Trời nằm yên ở trung tâm vũ trụ.
- Các hành tinh (Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh) chuyển động xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tròn và cùng chiều.
- Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời.
- Mặt Trăng chuyển động trên một quỹ đạo tròn quanh Trái Đất.
- Các hành tinh kế theo thứ tự tăng dần từ Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh và Thổ tinh.
- Các sao ở rất xa và cố định trên thiên cầu.
Sự ra đời của kinh thiên văn đầu tiên do Galilei phát minh ra giúp quan sát tốt hơn chuyển động của các hành tinh đã khẳng định sự đúng đắn của mô hình hệ nhật tâm của Copernic.
?
|
VI. GIẢI THÍCH HÌNH ẢNH QUAN SÁT MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG, THỦY TINH, KIM TINH TỪ TRÁI ĐẤT
Hình 5.15. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Xuân phân 21/3
Đông chí 22/12
Thu phân 23/9
Hạ chí 22/6
Lập hạ
Lập xuân
Lập đông
Lập thu
Mặt Trời
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, đồng thời quay quanh Mặt Trời nên ta có cảm giác Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. Tại một nơi trên Trái Đất, thấy Mặt Trời mọc lên ở hướng đông và lặn ở hướng tây. Tuy nhiên, ta chỉ quan sát được Mặt Trời mọc đúng ở hướng đông, lặn đúng ở hướng tây vào ngày xuân phân và thu phân (Hình 5.15). Quỹ đạo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm gọi là hoàng đạo. Hoàng đạo đi qua 12 chòm sao. Năm dương lịch có 12 tháng, mỗi tháng Mặt Trời ứng với vị trí của một chòm sao.
(Trang 46)
Hằng ngày Mặt Trời mọc lên ở phía Đông và sau đó lặn xuống ở phía Tây. Trung bình mất 24 giờ để từ giữa trưa quay trở lại giữa trưa của ngày hôm sau. Mỗi ngày ta sẽ thấy Mặt Trời mọc và lặn lặp đi lặp lại với hiện tượng một chu kì, nhưng vị trí của nó lúc mọc và lúc lặn so với đường chân trời lặp lại đúng một năm. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo quỹ đạo gần tròn. Mặt phẳng quỹ đạo của nó nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất một góc khoảng 8°. Trên Hình 5.16 ta giả sử tia sáng mặt trời là những tia song song và nằm trong mặt phẳng hoàng đạo. Tia sáng mặt trời làm với tia sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất một góc (gọi là góc pha). Tuy vị trí cực Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ta sẽ có góc pha khác nhau, ứng với hình dạng khác nhau của Mặt Trăng. |
Hình 5.16. Các pha của Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất |
Các pha của Mặt Trăng thường: không Trăng (vị trí 1), Trăng lưỡi liềm (vị trí 2, 8), bán nguyệt (vị trí 3, 7), Trăng tròn (vị trí 5), Trăng khuyết (vị trí 4, 6) (Hình 5.16).
Thủy tinh và Kim tinh là hai hành tinh đầu tiên chuyển động cùng hướng với Mặt Trời, nhưng sau đó chúng chuyển động nhanh hơn nên Kim tinh và Thủy tinh sẽ vượt Mặt Trời và “đi xa dần” Mặt Trời về hướng Đông.
Giai đoạn này Thủy tinh và Kim tinh ở phía bên trái Mặt Trời và xuất hiện vào chiều tối sau khi Mặt Trời lặn.
Tuy nhiên, Thủy tinh và Kim tinh đi đến khoảng cách góc tối đa giữa Thủy tinh và Mặt Trời là 28°, giữa Kim tinh và Mặt Trời là 48° thì đổi chiều chuyển động theo hướng ngược lại và tiến lại gần Mặt Trời.
Hình 5.17. Hình ảnh Thủy tinh đi vào vùng ánh sáng của Mặt Trời. Hình
5.18. Hình ảnh Kim tinh đi vào vùng ánh sáng của Mặt Trời. Hình
(Trang 47)
Hình 5.19. Từ Trái Đất quan sát Kim tinh, Thuỷ tinh |
|
EM CÓ BIẾT? Thủy tinh và Kim tinh đi vào trong ánh sáng của Mặt Trời, rồi lại xuất hiện ở phía bên phải Mặt Trời và chuyển dịch về phía Tây. Sau đó thì Thủy tinh và Kim tinh xuất hiện trên bầu trời vào rạng sáng, trước khi Mặt Trời mọc. Thủy tinh và Kim tinh đi xa khỏi Mặt Trời về phía Tây (Thủy tinh không vượt quá 28°, Kim tinh không vượt quá 48°). Thủy tinh và Kim tinh lại đến điểm dừng, rồi lại bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại gần Mặt Trời, biến mất trong ánh sáng rực rỡ của Mặt Trời và lại xuất hiện ở phía bên trái Mặt Trời. Và như vậy, đối với người quan sát trên Trái Đất sẽ thấy Thủy tinh và Kim tinh chuyển động trên bầu trời tạo nên quỹ đạo hình vòng nút được thể hiện như Hình 5.20. | Hình 5.20. Từ Trái Đất khi quan sát các hành tinh vòng trong ta thây quỹ đạo hình nút |
(Trang 48)
EM ĐÃ HỌC
|
EM CÓ THỂ
|
EM CÓ BIẾT? THÔNG ĐIỆP GỬI CÁC VÌ SAO Vào năm 1973, hình ảnh bên đã được truyền vô vũ trụ bằng một kính thiên văn vô tuyến khổng lồ đặt tại Arecibo ở Puerto Rico. Thông điệp được nhằm vào M13, một đám mây hình cầu, là tập hợp của hàng ngàn vì sao. Thông điệp chứa 1 679 xung “bạn” và “tắt”, diễn tả một chuỗi các thông tin đơn, trắng của một bức tranh. Các xung này được sắp đặt theo 73 hàng và 23 cột. Thông điệp bắt đầu bằng sự minh hoạ cách thức diễn tả mã nhị phân. Tiếp theo là bảng liệt kê số nguyên tử hydrogen, nitrogen, oxygen, và phosphorus, những nguyên tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Các số khác dựa vào khối lượng và cấu trúc của nucleotide, sơ đồ nhân đôi của DNA và RNA, và kèm theo một bức tranh phân tử DNA. Cùng có một bức tranh về con người, dân số thế giới, Hệ Mặt Trời và và kính thiên văn vô tuyến Arecibo cũng như kích thước của chúng.
| ![]() |