(trang 55)
Khám phá
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu các con đường học tập, làm việc có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
1. Chia sẻ về con đường học tập, làm việc em có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Học tiếp lên trung học phổ thông.
- Học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương hoặc địa phương.
- Tham gia lao động tại địa phương.
(trang 56)
2. Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của bản thân trong việc lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Học lực và điều kiện học tập của bản thân.
- Khả năng, sở thích, đam mê của bản thân.
3. Thảo luận về những việc cần làm để xác định con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn.
- Tự đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
- Tìm hiểu yêu cầu của mỗi “con đường” mà học sinh có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.
- Điều kiện hoàn cảnh gia đình.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở
Thảo luận về cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
- Xác định nội dung cần tham vấn về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Xác định người tham vấn phù hợp.
- Xác định hình thức tham vấn như: tham vấn trực tiếp; tham vấn gián tiếp qua điện thoại, thư điện tử,…
Một số lưu ý cần thực hiện để tham vấn hiệu quả: + Trước khi gặp người tham vấn, cần xác định rõ những vướng mắc, khó khăn của bản thân trong việc lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở và chuẩn bị sẵn các câu hỏi để được người tham vấn hỗ trợ, giải đáp. + Khi gặp người tham vấn cần trình bày rõ lý do vấn đề cần được tham vấn. + Trong quá trình tham vấn cần chú ý lắng nghe và thực hiện nghiêm túc yêu cầu của người tham vấn. + Sau khi được tham vấn, cần suy nghĩ và tự quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở phù hợp cho bản thân. |
(trang 57)
Thực hành
HOẠT ĐỘNG 3. Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở
Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
Thưa thầy, em rất muốn học tiếp lên trung học phổ thông để vào đại học nhưng hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn ạ.
HOẠT ĐỘNG 4. Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở
1. Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của em sau trung học cơ sở.
2. Chia sẻ kết quả ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của em sau trung học cơ sở và lí do em quyết định lựa chọn như vậy.
HOẠT ĐỘNG 5. Lập kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp
1. Lập kế hoạch phát triển bản thân đề đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở.
Gợi ý:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Khuê
2. Học sinh: Lớp 9A, Trường THCS An Dương
3. Học lực, khả năng, sở thích:
- Học lực đạt mức khá. Học tốt môn Công nghệ, Giáo dục thể chất. Kết quả học môn Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ còn hạn chế.
- Khả năng nổi trội: Thực hiện tốt các công việc liên quan đến cơ khí, kĩ thuật như sửa chữa đồ dùng, máy móc, làm vườn.
- Sở thích liên quan đến nghề nghiệp: Thích lắp ghép mô hình kĩ thuật, sửa chữa đồ dùng, máy móc, chăm sóc cây. Thích làm việc một mình.
(trang 58)
4. Điểm mạnh, điểm hạn chế:
- Điểm mạnh: Chăm chỉ, khéo tay, chịu khó tìm tòi các kiến thức khoa học, kĩ thuật để áp dụng vào thực tế.
- Điểm hạn chế: Dễ nản chí khi gặp khó khăn trong học tập. Làm việc theo cảm hứng. Nhút nhát, ngại giao tiếp, sức khỏe thể chất còn hạn chế.
5. Quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở: Ngành/ nghề Công nghệ kĩ thuật cơ khí tại Trường trung cấp nghề cơ khí An Hải.
6. Yêu cầu của con đường em chọn lựa chọn: Trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, có học lực đạt từ trung bình trở lên, có nhu cầu học nghề.
7. Kế hoạch cụ thể:
Nhiệm vụ | Biện pháp thực hiện |
1. Rèn luyện ý chí vượt khó trong học tập. | - Đặt ra mục tiêu kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn khi thực hiện để đạt được mục tiêu. - Đối với mục tiêu học tập khó thực hiện thì chia nhỏ mục tiêu để hoàn thành từng phần và tạo động lực cho bản thân. - Khi gặp khó khăn, trở ngại hoặc thất bại trong học tập: không nản chí mà tích cực suy nghĩ tìm cách khắc phục và động viên bản thân là nhất định mình sẽ vượt qua được khó khăn để đi tới mục tiêu. |
2. Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm. | - Lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho mọi hoạt cho mỗi công việc đã nhận và kiên định thực hiện kế hoạch đã lập. - Chủ động, tập trung thực hiện công việc. - Đã nhận việc gì thì phải luôn cố gắng để hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đúng yêu cầu. |
3. Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác. | - Đặt ra mục tiêu rèn luyện cụ thể. - Học hỏi cách lắng nghe tích cực và thực hiện thường xuyên khi giao tiếp với mọi người. - Rèn luyện khả năng diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện. - Cởi mở, tự tin, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến cá nhân khi tham gia các hoạt động tập thể. - Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện các nhiệm vụ chung. |
4. Rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần. | - Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe hằng ngày. - Kiên trì thực hiện thười gian biểu đã lập. - Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí, điều độ, đúng giờ và thói quan tập thể dục hằng ngày. - Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. |
2. Chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng.
(trang 59)
HOẠT ĐỘNG 6. Tự đánh giá hiệu quả cảu việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động
1. Tự đánh giá hiệu quả cảu việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động theo các mức sau:
Mức tốt: Biểu hiện xuất hiện thường xuyên.
Mức trung bình: Biểu hiện chưa xuất hiện thường xuyên.
Mức chưa tốt: Chưa có biểu hiện.
Gợi ý:
Những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động đã rèn luyện | Biểu hiện của phẩm chất, năng lực | Tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện | ||
Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||
1. Phẩm chất trách nhiệm | - Kiên định, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ | √ | ||
- Chủ động, tập trung thực hiện công việc. | √ | |||
- Hoàn thành các công việc đã nhận đúng thời hạn, yêu cầu. | √ | |||
2. Năng lực giao tiếp, hợp tác | - Lắng nghe tích cực. | √ | ||
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện. | √ | |||
- Cởi mở, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. | √ | |||
- Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện nhiệm vụ chung. | √ |
2. Chia sẻ kết quả tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 7. Rèn luyện để phát triển bản thân
1. Tiếp tục rèn luyện để phát triển bản thân nằm đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở.
2. Chia sẻ kết quả rèn luyện, phát triển bản thân em đã đạt được.
(trang 60)
Gợi ý cho loại hình Sinh hoạt dưới cờ- Nghe giới thiệu về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. - Trao đổi về chủ đề “Những con đường tiếp theo sau trung học cơ sở”. - Tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh cuối cấp Trung học cơ sở. Gợi ý cho loại hình Sinh hoạt lớp- Báo cáo kết quả tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương. - Chia sẻ kết quả tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và quyết định lựa chọn con đường tiếp theo sau trung học cơ sở của bản thân. - Chia sẻ kết quả tự đánh giá và rèn luyện để phát triển bản thân. |
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 9
- Kể tên được ít nhất 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
- Tham vấn được ý kiến của ít nhất 1 người thân hoặc thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở.
- Ra được quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.
- Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
- Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
- Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.
Mức độ em đạt được: Đạt/ Chưa đạt