[trang 29]
CHỦ ĐỀ 4:
CẢM HỨNG TRONG CÔNG TÁC MĨ THUẬT
Bài 7: Cảm hứng trong sáng tác hội hoạ
Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được dạng cảm hứng sáng tạo trực tiếp và cảm hứng sáng tạo chủ quan trong sáng tác hội hoa.
- Hiểu cách tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D.
- Vận dụng được cách tạo cảm hứng đề thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật từ thực tiễn cuộc sống.
- Có ý thức rèn luyện, nuôi dưỡng cảm xúc nghệ thuật trước vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.
QUAN SÁT
Tìm hiểu một số cách thể hiện ý tưởng sáng tạo và tạo cảm hứng trong sáng tác hội hoạ.
Gợi ý:
* Em phù hợp với cách thể hiện ý tưởng và tạo cảm hứng nào?
* Đối với cách tìm ý tưởng, tạo cảm hứng sáng tạo trực tiếp hay cảm hứng sáng tạo chủ quan,
Kĩ năng kí hoạ có vai trò như thế nào?
- Cảm hứng sáng tạo trực tiếp: Đứng trước một phong cảnh, vật thể đẹp, thuận lợi cho họa sĩ tạo cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi đó, hoa sĩ có thể kí hoa để chất lọc hình ảnh nhằm gợi ý cho những sáng tác sau này hay trực hoa để tạo nên một tác phẩm ngay tại thực tế.
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng thuật Việt Nam
[trang 30]
- Cảm hứng sáng tạo chủ quan: Trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, hoạ sĩ phát hiện những cách thể hiện mới với đối tượng được tiếp nhận. Điều này giúp hoạ sĩ phản ánh đối tượng theo cách riêng, phù hợp với nhận thức, năng lực của bản thân.
Có nhiều cách tạo cảm hứng trong sáng tác mĩ thuật như quan sát, ghi chép vẻ đẹp của cuộc sống, liên tưởng và xây dựng hình tượng từ những phát hiện qua tư liệu văn bản, hình ảnh... Căn cứ theo khả năng, sở thích, mỗi người sẽ phù hợp với cách tìm cảm hứng sáng tác và hình thức thể hiện khác nhau.
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng thuật Việt Nam
[trang 31]
THỂ HIỆN
Gợi ý cách quan sát trực tiếp và tim cảm hứng trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D.
Bước 1. Lựa chọn bố cục khuôn hình (cắt cành)
Bước 2. Ghi chép lại hình theo thực tế
Bước 3. Vẽ hình theo ý tưởng xây dựng bố cục và lựa chọn hòa sắc chung
Bước 4. Thể hiện chi tiết và hoàn thiện sản phẩm
*** Em có biết:
Cảm hứng sáng tạo trong mĩ thuật được xem là động lực bên ngoài khiến nảy ra ý tưởng và sáng tạo tác phẩm/ sản phẩm mĩ thuật theo cách riêng. Có nhiều cách để tìm đến cảm hứng sáng tạo như: vẻ đẹp trong thiên nhiên, tiếp thu ý tưởng sáng tạo từ tác phẩm mĩ thuật của các nghệ sĩ, kinh nghiệm sống của bản thân.
Vẽ một bức tranh với chủ đề tự chọn, dựa trên cảm hứng sáng tạo chủ quan.
[trang 32]
THẢO LUẬN
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận:
Bạn tìm cảm hứng trong xây dựng bố cục, thực hành sản phẩm mĩ thuật như thế nào?
- Trong những cách tìm kiếm cảm hứng sáng tạo, cách nào phù hợp với bạn? Vì sao?
- Hình ảnh từ thực tiễn đời sống nào được bạn khai thác trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật?
VẬN DỤNG
Rèn luyện kĩ năng tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, hình thành thói quen quan sát, phân tích và ghi chép hình ảnh từ thực tiễn cuộc sống.