(Trang 66)
Yêu cầu cần đạt: - Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. |
QUAN SÁT
Tìm hiều về thị trường của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật tạo hình qua các câu hỏi sau:
- Tác phẩm, sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình được sử dụng vào mục đích gì?
- Hãy cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của tác phẩm, sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình.
- Tìm hiều và cho biết một tác phẩm mĩ thuật được đấu giá thành công cao nhất là bao nhiêu?
Một buổi giới thiệu triển lãm tranh
Thị trường trao đổi, mua bán sản phẩm tác phẩm mĩ thuật là nơi người mua và người bán kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tác phẩm nghệ thuật theo những nhu cầu, mục đích khác nhau. Về cơ bản, sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật được giao dịch trực tiếp từ nghệ sĩ hoặc qua các nhà sưu tầm, nhà đấu giá có đủ chức năng được phép hoạt động trong lĩnh vực này.
(1) Nguồn. Bào tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 67)
THỂ HIỆN
Một số yếu tố đặc trưng của một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình
- Ngôn ngữ tạo hình
Sản phẩm, tác phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật tạo hình sử dụng các yếu tố tạo hình như: chắm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt chất cảm, không gian và nguyên lí tạo hình như: cân bằng, tương phản, lập lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà để thể hiện hiện thực khách quan theo quan điểm nghệ thuật của nghệ sĩ.
1. Lê Thị Lựu, Người phụ nữ bên các con, tranh lụa(1)
Bà được xem là nữ hoạ sĩ đầu tiên của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, nhân vật được thể hiện có khuôn mặt trái xoan; mang trang phục truyền thống. Tranh có bố cục cân đối, hài hoà, màu sắc tươi sáng với bảng màu mang phong cách riêng của mình.
- Giá trị kinh tế
Về cơ bản, trong sáng tạo của mình, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật hướng đến đổi tượng công chúng nghệ thuật đẻ thưởng thức, cảm nhận giá trị thẩm mĩ. Ngày nay, tiếp thị nghệ thuật là một yếu tố liên quan đến việc phát triển thị trường nghệ thuật nói chung giúp cho nhiều sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật được đón nhận, mua bán với giá trị thương mại lớn.
2. Uy-lem đờ Cu-ning (Willem Kooning) Trao đổi (Interchange), 1955, tranh sơn dầu(2)
Tác phẩm là một kiệt tác mang tính đột phá và có ảnh hưởng lớn tới trường phái biểu hiện trừu tượng, được một nhà sưu tập mua với giá 300 triệu đô la Mỹ vào năm 2015.
(1) Nguồn Bộ sưu tập cá nhân
(2) Nguồn: Bloomberg
(Trang 68)
Tìm hiểu các bước vẽ tranh chì màu của hoạ sĩ
|
Bước 1. Tìm hình và xây dựng bố cục
Bước 2. Lựa chọn hoa sắc và thể hiện sắc độ từ nhạt đến đậm
Bước 3. Thể hiện các chi tiết và hoàn thiện tác phẩm
Bước 4. Lồng tác phẩm vào khung và trưng bày
Ở Việt Nam, ngành, nghề đào tạo liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật tạo hình giúp người học có năng lực trong thực hành, sáng tạo, đáp ứng được các nhu cầu và vị trí công việc như: người tuyển chọn và giới thiệu tác phẩm, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà sư phạm, nhà phê bình, biên tập viên... thuộc lĩnh vực mĩ thuật. |
Thực hiện một sản phẩm mĩ thuật về một ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình em yêu thích
(Trang 69)
THẢO LUẬN
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận:
- Sản phẩm của bạn thể hiện đặc điểm tạo hình nào của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình? Đặc điểm nào giúp em nhận ra điều này?
- Em thích sản phẩm của bạn nào nhất? Tại sao?
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
1. Mai Phương (Sóc Trăng), Phong cảnh quê em, sản phẩm mĩ thuật từ màu goát
2. Nguyễn Hoàng Linh (Hà Nội), Trường em, sản phẩm mĩ thuật từ màu a-cơ-ry-lic
3. Tô Quang Thắng (Hà Nam), Luỹ tre và con cò, sản phẩm mĩ thuật kết hợp nhiều vật liệu
VẬN DỤNG
Viết một bài luận hoặc thực hiện video clip về một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
Gọi ý:
- Công đoạn thực hiện;
- Chất liệu, màu sắc;
- Tác giả, tác phẩm nổi tiếng.