CÁC TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
- Giới thiệu các truyền thống của nhà trường thông qua những bài viết.
- Trình bày nội dung hoạt động làm sản phẩm tri ân thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
TÂM SỰ THẦY - TRÒ
1. Chia sẻ những kỉ niệm về tình thầy trò
- Chia sẻ những ấn tượng khó quên của em về thầy cô.
- Chia sẻ những vấn đề này sinh trong mối quan hệ thấy trò mà em biết
2. Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò
- Nghe thấy cô tâm sự về những điều khiển thấy cô vui, cảm động hoặc phiền lòng.
- Bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe tâm sự của thầy cô.
- Viết ra một kỉ niệm vui, một kỉ niệm buồn (nêu có) vào hai mặt của tấm bia và trao lại cho thấy cô.
Gợi ý:
Em nhớ, ngày hôm đó, cô đã nói: “Cô rất tin tưởng em". Vì thế, em đã mạnh dạn đứng lên trình bày suy nghĩ của mình trước toàn trường. Em rất hạnh phúc.
Hôm đó, thấy đã hiểu lầm em, nhưng em không thể thanh minh. Em rất buồn.
- Mạnh dạn nói ra những vấn đề mà em còn băn khoân,...
- Nghe thầy cô phản hồi sau khi đã đọc và nghe tâm sự của em.
- Xác định vấn đề thường này sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết.
Gợi ý:
Vấn đề giữa thầy và trò | Cách giải quyết |
Thấy cô hiểu lầm học sinh | - Mạnh dạn tâm sự với thầy cô, trình bày mạch lạc để thầy cô hiểu mình - Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu thầy cô hơn |
Học sinh có thái độ hoặc lời nói vô tâm khiến thầy cô phiền lòng | |
... |
Suy nghĩ về những vấn đề thường này sinh trong mối quan hệ thầy trò những điều khiến em băn khoăn, khó xử
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG MỐI QUAN HỆ THẦY TRÒ
1. Thực hành giải quyết tình huống nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò
- Mỗi nhóm nêu một tình huống từng xảy ra để cả lớp cùng suy nghĩ cách giải quyết
Gợi ý:
Vì hôm qua em trai vẽ vào vở của An nên hôm nay đến lớp cô đã hiểu lầm và trách mắng bạn ấy. An rất ấm ức.
Nếu chưa nói được, thực hiện viết thư giải thích cho cô hiểu.
Đặt mình ở vị trí của cô giáo để hiểu cảm xúc của cô khi thấy cuốn vỡ bị gạch xóa, vẽ bậy.
Sắm vai bạn An để trình bày sự thật một cách lễ phép, gãy gọn,
- Sắm vai xử lí tình huống vừa nêu.
2. Xác định các cách giải quyết vấn đề này sinh trong mối quan hệ thầy trò
- Nêu các cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò:
+ Lắng nghe thấy cô phân tích;
+ Đặt mình vào vị trí thấy cô để hiểu;
+ Trình bày suy nghĩ của mình;
+ Viết thư cho thầy cô
- Vận dụng các cách trên vào một tình huống cụ thể:
Số thứ tự | Tình huống | Cách giải quyết | Kết quả |
1 | Thầy giáo thấy em không nhiệt tình tham gia hoạt động ở lớp nên đã khiển trách. Thấy không biết là em đang ốm nên thấy tỏ ra khá nghiêm khắc. | - Em đặt mình vào vị trí của thấy để hiểu được vì sao thầy không hài lòng. - Em xin gặp riêng thấy để trình bày vấn đề của mình một cách trung thực. | ... |
2 | Cô giáo không để ý là em thường gia tay xin phát biểu rất lâu. Cô hay bỏ qua không mời em nói. Em cảm thấy rất buồn, cho rằng cô không coi trọng ý kiến của mình. | - Em suy nghĩ kĩ hơn để phỏng đoán vì sao cô không gọi mình, có thể có cách suy luận khác. Cô không nhìn thấy em vì em ngồi ở góc lớp: Cô cho rằng em luôn thuộc bài nên sẽ chỉ hỏi các bạn thường ít tham gia xây dựng bài thôi - Em mạnh dạn viết thư hoặc gặp riêng cô để hỏi cô về việc này. | ... |
- Suy nghĩ về những việc làm cụ thể để vun đắp tình thầy trò.
- Tiếp tục thực hiện các công việc theo kế hoạch tổ chức sự kiện của nhà trường.