Sách Giáo Khoa 247

Lịch Sử 10 - Bảng Tra Cứu Khái Niệm, Thuật Ngữ | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bảng Tra Cứu Khái Niệm, Thuật Ngữ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 143

B

Bảo tồn (26, 27, 28, 29, 31, 32): hoạt động nhằm bảo vệ, gìn giữ các giá trị lịch sử, thành tựu văn hoá vật chất và tinh thần để truyền lại cho thế hệ sau.

Cách mạng công nghiệp (58, 59, 60, 62,65,66,67,68, 69, 71, 72, 73, 74): cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là quá trình thay đổi từ nền kinh tế nông nghiệp và thủ công sang nền kinh tế công nghiệp sản xuất dựa vào máy mốc.

Con đường tơ lụa (43): hệ thống các con đường giao thương, buôn bán giữa châu Á với châu Âu. Con đường tơ lụa khởi đầu từ Trung Quốc, đi qua nhiều nước, trong đó có các vùng thuộc các nước Mông Cổ, Ấn Độ Ap-ga-ni-xtan, Ca-giấc-xtan, Iran, I-rắc, Thổ Nhĩ Kỳ Hy Lạp và nhiều nước châu Âu ngày nay.

Con thoi bay (60, 61): một dụng cải tiến khung dệt cho phép thợ dệt làm việc nhanh hơn. Dụng cụ ban đầu chứa một suốt chỉ để quấn sợi ngang. Nó thường được đầy từ một bên của sợi dọc sang bên kia bằng tay. Do đó, các khung dệt lớn cần hai thợ dệt để ném con thoi.

Công giáo (87, 88, 116, 117, 132): một trong ba nhánh chính của Ki-tô giáo, ra đời khoảng thế kỉ I. Trụ sở của Công giáo toàn thế giới là Toà thánh Va-ti-căng (Rô-ma, I-ta-li-a).

Công nghệ in 3D (72, 73): một quy trình sản xuất tạo ra một vật thể từ thiết kế kĩ thuật số, bằng cách đặt các lớp vật liệu mỏng (dưới dạng chất lỏng hoặc nhựa, kim loại hay xi măng) thành một khối hợp nhất với nhau.

Công nghệ na-nô (72, 73): ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo, ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước, cũng như cấu tạo của vật chất ở dạng quy mô cực kì nhỏ bé.

Cơ khi hóa (59): đưa các phương tiện máy móc vào trong sản xuất.

Chủ nghĩa duy tâm (53): hệ thống và quan điểm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hướng đối lập với chủ nghĩa duy vật, coi tư tưởng quyết định tồn tại tinh thần quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng: duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan.

Chủ nghĩa duy vật (53): hệ thống và quan điểm triết học khẳng định: thế giới là vật chất, tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức, vật chất không do ai sáng tạo ra, tồn tại vĩnh viễn; ý thức, tư duy là những đặc tính của vật chất; thế giới và những quy luật của nó là nhận thức được. Chủ nghĩa duy vật đối lập với chủ nghĩa duy tâm.

Chữ giáp cốt (44): loại chữ được viết trên mai rủa và xương thú, nội dung chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tâm lĩnh của vua chúa và quý tộc, vì thể còn được gọi là văn tự bói toán.

Chữ Miến cổ (89): loại chữ viết cổ của người Miến Điện (tộc người đông nhất ở Mi-an-ma ngày nay).

Chữ tượng hình (37): chữ viết đầu tiên của người khoảng thiên niên ki III TCN) với hình thức đơn giản phương Đỗng (xuất hiện sớm nhất ở Ai Cập cổ đại, nhất là dùng hình giản lược của một vật để làm chữ gọi vật đó hoặc dùng một số đường nét làm chủ để thể hiện một ý nào đó.

D

Di sản văn hoá (19, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 32, 108): là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.

Di sản văn hoá vật thể (28, 29): là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Di sản văn hoá phi vật thể (28, 142): là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,... được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức khác nhau (truyền miệng, truyền nghề, trình diễn,...).

Di sản thiên nhiên (26, 27, 28, 29, 32): là di tích do thiên nhiên tạo thành bởi các cấu trúc hình thể, sinh vật học, hoặc bởi các cấu trúc địa chất học và địa lí
tự nhiên, có giá trị đặc biệt về phương diện khoa học hoặc thẩm mỹ.

Dữ liệu lớn (2.75); thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể thu thập quản lí và xử lí dữ liệu trọng một khoảng thời gian nhất định.

H

Hồi giáo (42, 87, 88, 102, 132): một trong ba tôn giáo có phạm vi thế giới, do Mô-ha-mét sáng lập ở phía tây A-rập vào thế kỉ VII, thừa nhận một Đấng Sáng thế là Thánh Ala.

I

Internet vạn vật (23, 24, 72): mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.

K

Khải hoàn môn (51): cổng có kiến trúc đồ sộ thường được xây dựng ở các quảng trưởng để đón chào những đoàn quân chiến thắng trở về, có từ thời

Trang 144

La Mã cổ đại. Khải hoàn môn thường có một vòm hoặc ba vòm, ghép bằng cột dưới những tấm xà đó sộ, được trang trí bằng phủ điều hay tượng tròn, có khi là xe tử mã.

Kim tự tháp (17, 38): công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại,... Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi kim tự tháp gồm hàng triệu phiền, mỗi phiến trung bình năng 2,5 tấn,... Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: lấy chu vi đáy tháp chia cho hai lần chiều cao sẽ được số n = 3,14 chiều cao của đáy tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi đẩy của tháp....

L

Lê sơ (109, 110, 112, 115, 116, 118, 120): giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê (1428 – 1789), kéo dài 100 năm, từ năm 1428 đến năm 1527.

Lê trung hưng (109, 115, 116, 117, 118, 119): giai đoạn sau của nhà Hậu Lê (1428 – 1789), kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789.

Liên ngành (12, 20, 25): khoa học phương pháp sử dụng cơ sở li thuyết và phương pháp của nhiều ngành khác nhau trong quá trình nghiên cứu.

P

Pha-ra-ông (33, 36, 39, 47): tiếng Ai Cập có nghĩa là “ngôi nhà vĩ đại", ban đầu được sử dụng để chỉ cung điện hoàng gia ở Ai Cập cổ đại. Mặc dù không phải là tước hiệu chính thức, nhưng khái niệm này được sử dụng như một cái tên chung để chỉ các vị vua Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập tin rằng các pha-ra-ông của họ là kẻ trung gian giữa các vị thần với thế giới loài người và là kể cai trị thần thánh, kẻ bảo vệ trật tự do các thần ban cho.

R

Rô-bốt (68, 70, 72): một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Rô-bốt là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, thường là một hệ thống cơ khí – điện tử.

S

Sử liệu gốc (12): là các sử liệu cung cấp thông tin trực. tiếp về sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử (văn bản gốc, hiện vật khảo cổ...

Sử liệu phải sinh (12): là các sử liệu được tạo ra trên cơ sở sử liệu gốc (ví dụ: tuyển tập tài liệu lưu trữ liên quan đến sự kiện A, tuyển tập các bài nói và viết của nhân vật B, hiện vật phục chế từ những mảnh vỡ của một chiếc bình,...).

Sử liệu thứ cấp (12): là các sử liệu cung cấp thông tin gián tiếp về sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử (công trình nghiên cứu, truyện kể về nhân vật A, sự kiện B,...).

Sức mạnh mềm (29): là cách thức đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống gia trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn.

T

Thần học (56) hệ thống những quan điểm nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, tinh chân của các giáo điều, nghiên cứu đạo đức tôn giáo, những quy tắc, chuẩn mực trong đời sống của giáo dẫn và giới tu hành do các tôn giáo quy định. Mỗi tôn giáo đều có hệ thống thần học tiếng. Mọi hệ thống thần học đều chữa được khoa học chứng minh.

Thuyết tương đối (69): lí thuyết do An-be Anh-xtanh đề xướng cho rằng sự vận động, tốc độ, khối lượng,... có tính chất tương đối chứ không phải tuyệt đối, và chất, không gian, thời gian phụ thuộc lấn nhau.

Tiến Lê (108, 109, 110, 112, 114, 117, 118): triều đại quân chủ ở Việt Nam với vị vua đầu tiên là Lê Hoàn, tại từ năm 1980 đến năm 1009.

Tín ngưỡng (34, 37, 50, 87, 88, 98, 101, 106, 113, 114, 115, 116, 118, 132, 133): niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo (11, 36, 37, 40, 41, 42, 44, 45, 50, 53, 54, 82, 83, 87, 88, 89, 97, 100, 101, 102, 104, 106, 113, 114, 115, 116, 118, 132, 133, 140): niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Trí tuệ nhân tạo (23, 24, 68, 72, 73): trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Trí tuệ nhân tạo do con người lập hình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hoá các hành vi thông minh như con người.

Trục thời gian (timeline, 33, 67, 85, 92, 108, 110, 142): cách thức trình bày một chuỗi các sự kiện, văn để theo các mốc thời gian trên một đường vẽ với nhiều hình thức thể hiện (ngang, dọc,...) giúp cho người xem hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, các thời kì, giai đoạn phát triển, xu hướng phát triển... một cách lo-gích, nhanh chóng.

V

Văn hoá tiền Đông Sơn (94): nền văn hoá ra đời trước và là tiến đế của văn hoá Đông Sơn.

Văn hóa tiền Óc Eo (103, 104): nền văn hoá ra đời trước và là tiến để cho văn hoá Óc Eo.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

atlat-1363

Atlat

Atlat hay atlas là một tập hợp các bản đồ, thường là của Trái Đất hoặc một khu vực trên Trái Đất. Ngoài ra còn có atlas của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

toan-2-tap-hai-998

Toán 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

hoa-hoc-9-836

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-10-tap-2-1969

Toán 10 - Tập 2

Toán 10 - Tập 2

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.