(Trang 6)
Yêu cầu cần đạt:
• Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết được quãng hoà thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic; phân biệt được tính chất thuận và nghịch của quãng.
• Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ gam Son trưởng, đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc hai bè đơn giản và biết đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.
• Hát: Hát rõ lời, thuộc lời ca, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát.
• Nhạc cụ: Thể hiện đúng cao độ, trường độ, bài luyện giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định.
• Nghe nhạc: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc về tác phẩm; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.
(Trang 7)
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
MỘT SỐ LOẠI QUÃNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA QUÃNG
Xem hai bản nhạc sau và cho biết giai điệu được xây dựng bằng mấy cách.
Chào em cô gái Lam Hồng
(Trích)
Nhạc và lời: Ánh Dương
Linh hoạt
Hồng Lĩnh ơi! Đỉnh cao mây vờn đã cùng em từ những đêm thức
trọn nối tiếp những mạch đường quê nhà. Đường rộn
ràng những chuyến xe qua. Tình nghĩa quê em sáng tỏ như ánh trăng đêm
rằm. Tiền phương tay lái mang tình em đảm đang.
Mùa xuân đầu tiên
(Trích)
Nhạc và lời: Văn Cao
Vừa phải
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Người mẹ nhìn đàn con nay đã về. Mùa
xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm
đôi vai anh, niềm vui phút giây như đang long lanh.
(Trang 8)
1. Một số loại quãng
a) Quãng hoà thanh
Quãng hoà thanh là quãng có hai âm thanh vang lên cùng một lúc. Âm dưới được gọi là âm gốc, âm trên được gọi là âm ngọn.
b) Quãng giai điệu
Quãng giai điệu là quãng có hai âm thanh vang lên nối tiếp nhau theo hướng đi lên hoặc đi xuống.
c) Quãng đơn
Quãng đơn là quãng được cấu tạo trong phạm vi một quãng tám.
d) Quãng diatonic
Quãng diatonic (còn gọi là quãng cơ bản) được hình thành từ các bậc cơ bản của hàng âm trong điệu thức.

2. Tính chất của quãng
Tính chất của quãng gồm có hai nhóm cơ bản là thuận và nghịch.
a) Tính chất quãng thuận
Những quãng mang tính chất thuận là những quãng vang lên nghe êm tai bởi hai âm thanh hoà hợp với nhau.
(Trang 9)
b) Tính chất quãng nghịch
Những quãng mang tính chất nghịch là những quãng vang lên nghe chói tai bởi hai âm thanh không hoà hợp với nhau.
1. Nêu sự khác nhau giữa quãng hoà thanh và quãng giai điệu. 2. Quãng đơn được cấu tạo như thế nào? 3. Thế nào được gọi là quãng diatonic? 4. Tính chất thuận và nghịch của quãng được xác định bởi đặc điểm gì? |
Tìm trong hai trích đoạn âm nhạc ở phần khởi động (trang 7) một quãng hoà thanh, một quãng giai điệu, một quãng đơn, một quãng diatonic. |
ĐỌC NHẠC
Đọc gam và âm ổn định của giọng Son trưởng.
1. Đọc gam Son trưởng
2. Đọc các âm ổn định của giọng Son trưởng
3. Đọc quãng 2 theo tiết tấu
(Trang 10)
1. Luyện tập gõ theo tiết tấu
2. Bài đọc nhạc số 1
Biên soạn: Xuân Cung
Nhanh vừa
3. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm
Sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho Bài đọc nhạc số 1 theo mẫu:
1. Trong Bài đọc nhạc số 1 có những loại quãng nào? 2. Đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp đánh nhịp |
Chọn những quãng hoà thanh phù hợp để tạo thành bè 2 cho 4 nhịp đầu Bài đọc nhạc số 1. |
(Trang 11)
HÁT
Đọc lời ca theo tiết tấu:
Khen ai khéo xếp đèn cù. Voi giấy ngựa giấy tít mù vòng quanh.
1. Khởi động giọng
i ê i a i ô i a i u
– Miệng mở tự nhiên, nét mặt tươi tắn, hàm dưới mềm mại.
– Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp.
2. Học hát
Đèn cù
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
Kí âm: Nghệ nhân Vũ Tuấn Đức
Nhanh vừa - Vui hoạt
Khen ai, khéo хếр ơ a cái đèn cù. Voi
giấy ơ a ngựa giấy ơ, tít mù nó mới lại vòng
quanh ơ. Bao giờ, tôi bén cái duyên a anh. Voi
giấy ơ a ngựa giấy ơ vòng quanh ơ a cái tít mù, tít
mù là khen ai khéo xếp ơi ai cái đèn cù. Đèn cù, đèn
cù là đèn cù ơi. Ơi đèn cù ơi.
(Trang 12)
Đèn cù là bài dân ca có giai điệu vui – hoạt, trong sáng. Lời ca là hai cặp thơ lục bát. Bài dân ca tả về chiếc đèn cù, còn gọi là đèn kéo quân. Chiếc đèn được bắt nguồn từ trò chơi dân gian, xuất hiện nhiều trong dịp tết Trung thu. Yêu cầu: Hát rõ lời, lấy hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và dấu lặng đơn. |
1. Tìm nhóm tiết tấu được lặp lại nhiều lần trong bài Đèn cù. 2. Nêu cảm nhận của em khi hát bài dân ca trên. |
Tìm một bài dân ca Nam Bộ và thể hiện bằng hình thức đơn ca hoặc tốp ca |
NHẠC CỤ
Thể hiện mẫu tiết tấu dưới đây bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể:
1. Luyện mẫu âm
Mẫu 1
Mẫu 2
(Trang 13)
2. Luyện tập giai điệu
Sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho giai điệu sau: |
NGHE NHẠC
Tiếng hát giữa rừng Pác Bó
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ
Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây.
Chiều nay tiếng ai đang lượn về trên đèo, kể
(Trang 14)
rằng Người về đây, nhà in lưng đá,
Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà.
Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ được viết năm 1959, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Ca khúc có tính chất trữ tình, thấm đượm chất liệu dân ca vùng núi phía Bắc. Tiếng hát giữa rừng Pác Bó thể hiện tấm lòng kính yêu vô hạn của cả dân tộc Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. |
1. Bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó gợi cho em liên tưởng đến những phong cảnh nào? 2. Nêu cảm nhận của em về bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó. |
Tìm và nghe một bài dân ca miền Trung, qua đó nêu cảm nhận. |