PHẦN LỊCH SỬ
(Trang 190)
An Nam đô hộ phủ (65): tên đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ nước ta.
Ấn Độ giáo (đạo Hindu) (37): một tôn giáo cổ xưa và lớn nhất Ấn Độ.
B
Bắc thuộc (41): thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ kéo dài hơn một nghìn năm (từ năm 179 TCN đến năm 938).
Bộ (60): đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và các làng xã thời Văn Lang - Âu Lạc. Thời Bắc thuộc, bộ trở huyện, xã.
Bồ chính (61): người đứng đầu các làng xã (kẻ, chiềng, chạ) thời Hùng Vương.
Bước ngoặt lịch sử (80): thời điểm chuyển biến mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi căn bản trong sự phát triển của lịch sử.
C
Chiềng, chạ (cũng gọi là kẻ) (61): tên gọi cổ chỉ các làng xã, vốn là các công xã nông thôn của người Việt có từ thời dựng nước.
Chính sự (81): về chính trị, ở đây muốn nói là chính sách cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc.
Chữ giáp cốt (42): loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú, nội dung chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tâm linh của vua chúa và quý tộc, vì thế còn được gọi là văn tự bói toán.
Chữ hình nêm (29): loại chữ cổ của người Xu-me. Họ dùng loại cây sậy vót nhọn đầu, viết lên những tấm đất sét ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung.
Chữ Latinh (48): hệ thống chữ viết dùng bảng chữ cái, do người La Mã hoàn thiện từ việc thừa kế hệ thống chữ của người Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, chữ Latinh được sử dụng rộng rãi khắp trên thế giới.
Chữ Phạn (San-xkrít) (36): một trong những loại chữ viết cổ nhất của người Ấn Độ, đến nay vẫn dùng ở Ấn Độ và Nepal.
Chữ tượng hình (32): chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại, dùng hình giản lược của một vật để làm chữ gọi vật đó hoặc dùng một số đường nét làm chữ để thể hiện một ý nào đó.
D
Dân chủ cổ đại (46): chế độ do người Hy Lạp ở thành bang A-ten cổ đại thiết lập. Đó là nền dân chủ lớn nhất trong lịch sử thế giới, nên gọi là dân chủ cổ đại để phân biệt với nền dân chủ thời kì hiện đại sau này.
Di chỉ (18, 19): nơi tìm được những dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa.
Di cốt hóa thạch (18): xương người hoặc xương động vật chết đã hóa đá còn để lại trong lòng đất/
Đ
Đế chế (45): hình thức nhà nước bá quyền, đứng đầu là vua hay hoàng đế, có quyền hành tối cao và duy nhất.
G
Giao chỉ (66): tên một bộ trong số 15 bộ thời Hùng Vương. Đó cũng là cách gọi của người Trung Quốc chỉ vùng đất, cư dân,… nước ta.
H
Hào trưởng (66): người có thế lực lớn nhất ở một vùng ở miền xuôi.
(Trang 191)
Hóa thạch (18): các bộ phận của người hay động vật cổ đã hóa đá hoặc in dấu vào đá còn lại đến ngày nay.
Huyện lệnh (66): chức quan cai quản một huyện từ thời nhà Hán đô hộ nước ta.
K
Kỳ Nam (88): loại sản vật quý hiếm thuộc loại trầm hương có nhiều dầu, nằm trong lõi của cây dó.
Kim tự tháp ở Ai Cập (32): những lăng mộ bảo quản xác ướp của các pha-ra-ông, được xây theo hình tháp chóp, đáy vuông, bốn mặt bên là bốn tam giác đều.
L
Lạc hầu (61): chức quan trong triều thời Hùng Vương - An Dương Vương.
Lạc tướng (61): chức quan (huyện) đứng đầu một bộ thời Hùng Vương - An Dương Vương.
Lực dịch (81): việc nặng nhọc mà người dân phải thực hiện trong thời phong kiến.
N
Nhà nước quân chủ chuyên chế (31): nhà nước được cai trị bởi vua (hoàng đế, quốc vương), kế ngôi theo nguyên tắc “cha truyền con nối”, có quyền hành tối cao và duy nhất trên mỗi lĩnh vực.
Nông dân (41): người lao động sản xuất nông nghiệp.
Nô lệ (45): những người thuộc giai cấp bị trị, bị tước mất hết tư liệu sản xuất và là sở hữu riêng của chủ nô.
P
Phong kiến (41): chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở quan hệ bóc lột của quý tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất đối với nông dân (hay nông nô) bằng hình thức tô thuế.
T
Tam Quốc (41): thời kì trong lịch sử Trung Quốc, từ năm 220 đến 280, trong đó, ba quốc gia tranh giành quyền bá chủ là Ngụy, Thục, Ngô.
Thái Thú (66): chức quan cai quản một quận thời Bắc thuộc.
Thời kì Hy Lạp hóa (44): là một giai đoạn trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, từ khoảng thế kỉ IV đến thế kỉ I TCN. Trong thời kì này, mặc dù Hy Lạp là bị xâm lược nhưng ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp lan rộng ra nhiều khu vực ở châu Âu, châu Phi, châu Á.
Thứ sử (66): chức quan cai quản một châu thời Bắc thuộc.
Tiết độ sứ (81): chức quan cai quản một đơn vị hành chính lớn gồm nhiều châu, quận ở vùng biên giới Trung Quốc thời Đường (gọi là phiên trấn). Vào nửa sau thế kỉ IX, chức quan đô hộ An Nam được đổi thành Tiết độ sứ người đầu tiên giữ chức này là Cao Biền.
Tính ngưỡng phồn thực (56): một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện ước vọng của người dân về sự sinh sôi, nảy nở của tự nhiên và con người, về cuộc sống ấm no, đầy đủ.
Trầm hương (88): loại sản vật quý hiếm là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già ngày xưa.
Trị sở (66): nơi đặt trụ sở của chính quyền đô hộ.
V
Văn minh lúa nước (51): những nền văn minh cổ đại ở Đông Nam Á được tạo dựng trên nền tảng kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo.
Viện nguyên lão La Mã (còn gọi là Thượng viện La Mã - Xê-nat Rô-man) (47): một tổ chức chính trị ở La Mã cổ đại, gồm những quý tộc cao tuổi, uyên bác trong xã hội tham gia vào bộ máy cai trị. Viện nguyên lão có vai trò tương đương như Thượng viện ở các nước phương Tây hiện nay.
Vương quốc phong kiến (50): nhà nước được tổ chức theo mô hình quân chủ, vua là người đứng đầu, dưới vua là bộ máy quan lại giúp việc.
(Trang 192)
PHẦN ĐỊA LÍ
B
Bão (189) là vùng có khí áp thấp hơn xung quanh, mưa lớn và gió mạnh từ cấp 8 trở lên.
Bảo vệ môi trường (188) là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí giới sinh vật (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi trường sống (đất, nước, không khí, lòng đất, khí hậu,…), nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên áp dụng công nghệ ít có hoặc không có phế liệu,… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người.
Băng hà (158, 162) là những khối băng giao tuyết tích tụ, di chuyển do tác động của trọng lực.
Biển (156, 163, 164) là một bộ phận của đại dương và có những đặc điểm riêng khác với đại dương bao quanh về nhiệt độ, độ muối, chế độ thủy văn các vật liệu trầm tích, đáy sinh vật.
Cao nguyên (136, 138) là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, có diện tích khá lớn, theo trên 500 m so với mực nước biển, có sự rất dốc.
Đ
Đa dạng sinh học (174, 187) là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.
Đá mẹ (168, 169) là sản phẩm phong hóa của đá gốc, cung cấp các khoáng vật cho đất, chi phối các tính chất lí hóa và màu sắc của đất.
Đô thị (182, 183) là điểm dân cư có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ cao có vai trò trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Độ muối (163, 164) của nước biển là tổng lượng các chất muối tính bằng gam trong một khoảng 1 kilogam nước biển. Đơn vị thường được tính bằng ‰.
Đường đồng mức (139, 140) là đường nối liền các điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.
G
Gia tăng dân số (183) là quá trình phát triển dân số trên một lãnh thổ, một nước hoặc trên toàn thế giới, trong một thời gian nhất định (thường là một năm trở lên).
K
Khí hậu (141, 150, 151, 152, 153) là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tạo của vật đó.
Khí nhà kính (151, 152) là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Khí tượng (146, 150) là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển.
Khoáng sản kim loại (137) bao gồm tất cả các khoáng sản chất được khai thác nhằm mục đích thu được kim loại, thông qua các quá trình luyện kim.
Khoáng sản kim loại (137) là những thành tạo khoáng vật không luyện được ra kim loại và hợp kim, không dùng làm chất đốt.
L
Lũ (189) là hiện tượng nước sông dâng lên trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.
Lượng mưa (148, 149, 153) là lượng nước trong khí quyển rơi xuống mặt đất ở một địa điểm trong khoảng thời gian nhất định (ngày, tháng, năm,…).
Lưu vực sông (158) là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
(Trang 193)
M
Mùa (100, 122, 123, 124) là một phần thời gian trong năm, nhưng có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
N
Nước khoáng (137) là những loại nước tự nhiên có chứa các chất khoáng, có thể dùng để chữa bệnh hoặc để tăng cường sức khỏe cho con người.
Ô
Ô nhiễm môi trường (186, 189, 190) là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
P
Phân bố dân cư (180, 181) là sự bố trí sắp xếp dân số trên một lãnh thổ, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu nhất định của xã hội.
Phép chiếu bản đồ (105) là phương pháp toán học biểu diễn bề mặt hình cầu Trái Đất lên mặt phẳng.
Q
Quỹ đạo của Trái Đất (122) là đường chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, có hình elip. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo với vận tốc rất lớn, trung bình 29,7 km/s hay 2,6 triệu km/ngày.
Quy mô dân số (182) là tổng số dân sinh sống trên lãnh thổ nhất định (toàn thế giới, châu lục, khu vực, quốc gia,…) tại một thời điểm nhất định.
R
Rừng lá kim (172) là rừng có các thành phần thuộc họ Tùng, Bách,… Phân bố hầu hết ở các khu vực bán cầu Bắc và chiếm một diện tích rộng lớn ở vùng ôn đới lạnh.
T
Tài nguyên thiên nhiên (187, 188) là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Tầng đất (168) là mặt cắt lộ ra khi đào một phẫu diện đất. Mỗi tầng đất có màu sắc thành phần cơ giới, thành phần hóa học, độ chặt, độ ẩm,… khác nhau.
Thiên hà (116) là những hệ sao khổng lồ chứa từ 100 tỉ sao trở lên, có nhiều hình dạng khác nhau.
Thiên tai (151, 152) là sự thay đột ngột, dữ dội của tự nhiên (động đất, núi lửa, sóng thần, bão,…) có tác động xấu đến điều kiện tự nhiên và môi trường trên Trái Đất, gây thảm họa cho đời sống con người.
Trục Trái Đất (118, 122) là trục tưởng tượng xuyên qua tâm Trái Đất và hai cực Bắc - Nam. Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết một ngày đêm. Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, trục của nó không đổi hướng và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66°33’.
Ư
Ứng phó với biến đổi khí hậu (151) là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
V
Vũ trụ (116) là toàn bộ không gian và thời gian tồn tại xung quanh con người, là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà. Mỗi Thiên Hà chứa hàng trăm tỉ ngôi sao và các thiên thể, cùng với khí, bụi,..
X
Xa-van (172) là đồng cỏ nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Được hình thành từ mùa khô kéo dài từ 5 - 6 tháng, thậm chí kéo dài 9 - 10 tháng, lượng mưa trung bình 250 - 1 250 mm/năm. Thảm thực vật đặc trung là cỏ chịu khô hạn, một số cây bụi và cây gỗ thưa thớt (bao báp, keo,…). Động vật đặc trưng là các loại ăn cỏ lớn (ngựa vằn, sơn dương,…) và các loài ăn thịt (sư tử, linh cẩu,…).