MỤC TIÊU
- Nêu được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy được ví dụ minh hoạ.
Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đã một mình. Trong một đội bóng, mỗi cầu thủ ở các vị trí khác nhau cùng phối hợp trong khi chơi bóng. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?
I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
Tế bào
Mô
Cơ quan (Ví dụ: dạ dày)
Hệ cơ quan (Ví dụ hệ tiêu hoá)
Cơ thể
Hình 23.1 Sơ đồ các cấp tổ chức cấu tạo cơ thể người
Quan sát Hình 23. 1, viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.
Trang 80
Quan sát Hình 23.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh hoạ ở hình.
Hình 23.2 Sơ đồ các cấp tổ chức cơ thể của con cá cóc Việt Nam và cây sâm Việt Nam.
II. Từ tế bào tạo thành mỗ
Ở cơ thể đa bào, nhóm các tế bào cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô.
Quan sát Hình 23.3 và 23.4, nêu một số mô ở người và ở thực vật
Mô liên kết nâng đỡ, liên kết các cơ quan
Mô cơ co, dãn, tạo nên sự vận động
Mô biểu bì ở đa (biểu mô da) bao bọc và bảo vệ cơ thể
Hình 23.3 Một số mô ở cơ thể người
Mô mạch gồ dẫn nước và muối khoảng từ rễ lên lá
Mô biểu bì bao bọc và bảo vệ rễ, thân và lá
Mô mạch rây dẫn các chất hữu cơ được tổng hợp từ là đến các phần khác trong cây
Hình 23.4 Một số mô ở cơ thể thực vật
Trang 81
III. Từ mô tạo thành cơ quan
Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan. Một số cơ quan ở cơ thể người như: não, tìm, dạ dày, ruột, gan và thận.
Quan sát Hình 23.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.
Phổi
Tim
Dạ dày
Ruột
Thận
Hình 23.5 Một số cơ quan ở cơ thể người
Thực vật cũng có những cơ quan đặc trưng như: rễ, thân, lá, hoa,... Mỗi cơ quan giữ một vai trò nhất định với cơ thể.
Quan sát Hình 23.6, hãy xác định vị trị và gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D. Ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:
1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng
2. Tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Hút nước và chất khoảng cho cơ thể.
4. Tạo ra quả và hạt.
Hình 23.6 Một số cơ quan ở thực vật có hoa
IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan
Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể gọi là hệ cơ quan. Vì dụ: cơ thể người có các hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ cơ.....
Mũi; Khí quản; Phổi
Hình 23.7 Hệ hô hấp ở cơ thể người
Hệ hô hấp gồm các cơ quan chính là: môi, khi quân, phổi, cùng phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng trao đổi khi với môi trường (lấy khí oxygen và thái khi carbon dioxide).
Trang 82
Thực vật có hai hệ cơ quan chính là hệ rễ và hệ chối (Hình 23.8).
Hệ chồi
Hệ rễ
Hình 23.8 Các hệ cơ quan chính ở cơ thể thực vật
Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?
2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đổi với cơ thể.
Em đã học
- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào mô cơ quan hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.
- Mô gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng. Cơ quan được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một hoạt động sống. Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan cùng thực hiện một quá trình sống. Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
Em có thế:
Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể.