(Trang 193)
Thuật ngữ | Trang | |
 | Ấu trùng: một giai đoạn phát triển chưa trưởng thành của các động vật có quá trình phát triển trải qua sự thay đổi về hình dạng cấu tạo sinh lý từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. | 131 |
B | Bào xác: trạng thái ngừng hoạt động của một số nguyên sinh vật khi gặp điều kiện bất lợi. Chúng thoát bớt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc bên ngoài gọi là kết vào xác. | 104 |
Biến dạng: sự thay đổi hình dạng. | 151 | |
Biệt hóa, phân hóa: quá trình biến đổi các tế bào từ dạng chung trở thành các tế bào đặc thù về hình thái và chức năng để xây dựng nên các mô và cơ quan của cơ thể. | 72 | |
C | Carbohydrate: chất chính có trong tinh bột, đường, chất xơ và thực vật. | 53 |
Chất khoáng: các chất vô cơ cần thiết cho cơ thể như calcium, magnesium, sodium, potassium, sắt, kẽm, đồng,... | 54 | |
Chất tan: chất được hòa tan trong dung môi để tạo thành dung dịch. | 57 | |
Chất tinh khiết: chỉ có một chất duy nhất và có những tính chất xác định. | 56 | |
Chiều dài: khái niệm cơ bản chỉ trình tự của các điểm dọc theo một đường nằm trong không gian. | 17 | |
Chu kì: khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự vật hay thời gian để kết thúc một vòng quay. | 188 | |
Chuỗi thức ăn: một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. | 129 | |
Cô cạn: quá trình tách chất từ dung dịch bằng cách làm bay hơi dung môi để còn lại chất tan ở thể rắn. | 62 | |
Cộng sinh: mối quan hệ sống chung chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi. | 103 | |
D | Dị dưỡng: kiểu dinh dưỡng trong đó sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể từ các nguyên liệu vô cơ mà phải lấy chất hữu cơ sẵn có trong thức ăn. Sinh vật có kiểu dinh dưỡng này gồm: con người, động vật, nấm, nguyên sinh động vật, vi khuẩn (trừ vi khuẩn quang hợp và hóa học). | 89 |
Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất của dung môi với chất tan và thường trong suốt. | 57 | |
Dung môi: chất (môi trường) hòa tan các chất tan để tạo thành dung dịch. | 57 | |
Đ | Định luật bảo toàn năng lượng: "Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác". | 169 |
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp của dụng cụ đo. | 18 | |
Động năng: dạng năng lượng do vật chuyển động mà có. | 166 |
(Trang 194)
Thuật ngữ | Trang | |
G | Gang: hợp kim của sắt với carbon, trong đó chứa khoảng 5% carbon và các chất khác. | 48 |
Giới hạn đo (GHĐ): giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo. | 18 | |
H | Hành tinh: thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao. | 181 |
Hệ sinh thái: hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm các quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. | 129 | |
Hiệu ứng nhà kính: hiện tượng gia tăng nhiệt độ khí quyển Trái Đất do ánh sáng mặt trời chiếu xuống là mặt đất nóng lên, hơi nóng này phát tán trở lại khí quyển và bị carbon dioxide cùng một số khí khác trong khí quyển hấp thụ lại mà không thoát ra ngoài vũ trụ được. | 119 | |
Hỗn hợp: chứa từ hai chất trở lên, các chất trong hỗn hợp không tương tác hóa học với nhau. | 56 | |
Huyền phù: hỗn hợp các hạt chất rắn phân bố lơ lửng trong chất lỏng. | 57 | |
K | Khoa học tự nhiên: nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. | 7 |
Khối lượng: số đo lượng chất của vật. | 20 | |
L | Lipid: nguồn dự trữ năng lượng trong tế bào, có nhiều trong mỡ động vật và dầu thực vật, ở một số loại hạt. | 54 |
Lực: tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. | 144 | |
Lực cản của không khí: xuất hiện khi vật chuyển động trong không khí, gây cản trở chuyển động của vật. | 161 | |
Lực cản của nước: xuất hiện khi vật chuyển động trong nước gây cản trở chuyển động của vật. | 160 | |
Lực hấp dẫn: lực hút của các vật có khối lượng. | 155 | |
Lực không tiếp xúc: xuất hiện ngay cả khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. | 146 | |
Lực ma sát: xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. | 157 | |
Lực ma sát nghỉ: lực ma sát giữ cho vật đứng yên ngay cả khi bị kéo, đẩy. | 158 | |
Lực ma sát trượt: lực ma sát xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. | 158 | |
Lực tiếp xúc: xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. | 146 | |
M | Mặt Trăng: vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. | 183 |
N | Năng lượng ánh sáng: phát ra từ các nguồn sáng. | 166 |
Năng lượng âm thanh: lan truyền từ các nguồn âm thanh. | 166 | |
Năng lượng điện: tạo ra bởi dòng điện. | 166 | |
Năng lượng hóa học: sinh ra do phản ứng hóa học của các chất. | 166 | |
Năng lượng không tái tạo: thuộc nguồn năng lượng phải mất hàng triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh. | 51, 173 | |
Năng lượng nhiệt: sinh ra từ các nguồn nhiệt. | 166 | |
Năng lượng tái tạo: thuộc nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. | 51, 173 | |
Ngân Hà: tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta. | 190 |
(Trang 195)
| Thuật ngữ | Trang |
Nhiên liệu: chất dễ cháy, giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy. | 50, 164 | |
Nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành do xác động vật, thực vật bị vùi sâu trong lòng đất từ thời tiền sử. | 50 | |
Nhiệt độ: số đo mức độ nóng, lạnh của vật. | 24 | |
Nhiệt độ đông đặc: nhiệt độ tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, bằng với nhiệt độ nóng chảy. | 32 | |
Nhiệt độ nóng chảy: nhiệt độ tại đó chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng bằng với nhiệt độ đông đặc. | 32 | |
Nhiệt độ sôi: nhiệt độ tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) cả trên bề mặt và trong khối lỏng. | 34 | |
Nhiệt kế: dụng cụ để đo nhiệt độ. | 26 | |
Nhũ tương: hỗn hợp các giọt chất lỏng phân bố trong một chất lỏng khác (không tan hoặc ít tan vào nhau). | 57 | |
Nón (thông): cơ quan sinh sản của thực vật hạt trần, cấu tạo gồm một trục mang cách vảy (lá biến thái) trên đó có noãn hoặc túi phấn. | 118 | |
P | Protein (chất đạm): có trong thịt, cá, trứng, các loại đậu. Động vật cần protein để phát triển và tái tạo các mô. | 54 |
Q | Quang hợp: quá trình tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen từ các chất vô cơ đơn giản nhờ diệp lục dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. | 68 |
Sao: thiên thể tự phát sáng. | 181 | |
T | Thành tế bào: lớp vỏ bảo vệ bên ngoài màng tế bào, có ở các tế bào thực vật, nấm, tảo và hầu hết vi khuẩn. | 68 |
Thép: là hợp kim của sắt với carbon và các chất khác trong đó carbon chứa ít hơn 1,5%. | 48 | |
Thế năng hấp dẫn: dạng năng lượng lưu trữ trong vật khi vật ở một độ cao so với mặt đất. | 166 | |
Thiên thể: vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. | 181 | |
Tinh bột: thành phần chính của các loại lương thực như gạo, lúa mì, ngô, khoai, sắn,... là nguồn cung cấp năng lượng cho sinh vật sống. | 53 | |
Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác. | 29 | |
Tính chất vật lí: những tính chất đo được, quan sát được như thể (rắn, lỏng, khí), mùi, vị, màu sắc, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan, khối lượng riêng,... | 29 | |
Trọng lượng: độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. | 155 | |
Tự dưỡng: kiểu dinh dưỡng trong đó sinh vật sử dụng các chất vô cơ đơn giản để tổng hợp nên các chất hữu cơ nuôi sống cơ thể. Sinh vật có kiểu dinh dưỡng này gồm: thực vật, tảo và một số vi khuẩn quang hợp và hóa hợp. | 89 | |
V | Vật chất di truyền: chỉ các đại phân tử hữu cơ trong tế bào mang thông tin quy định các đặc điểm của cơ thể, được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể. | 67 |
Vệ tinh: thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh | 181 | |
Vitamin: chất. có lượng nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể có nhiều trong rau, quả. | 54 |