Trang 42
Yêu cầu cần đạt
• Kể được tên một số lễ hội và hoạt động trong lễ hội ở Việt Nam.
• Nhận biết được các màu nóng, màu tương phản thường xuất hiện trong các lễ hội.
• Nêu được cách vẽ và sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài lễ hội.
• Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật. Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
KHÁM PHÁ
Em hãy quan sát một số hình ảnh lễ hội và thảo luận:
• Tên một số lễ hội mà em biết.
• Nêu một số hoạt động mà em biết trong lễ hội.
• Màu sắc, trang phục của những người tham gia lễ hội.
• Cảm nhận của em về không khí của lễ hội mà em đã tham gia.
Lễ hội làng Chuông, Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Hồng Hải)
(Nguồn: tuyengiao.vn)
Lễ hội đua ghe ngo, Sóc Trăng (Ảnh: Đỉnh Công Tâm)
Lễ hội Cồng chiêng, Tây Nguyên (Ảnh: Lê Việt Khánh)
Trang 43
Em hãy quan sát một số bức tranh vẽ về đề tài lễ hội và trả lời:
• Bức tranh thể hiện lễ hội gì?
• Bố cục nhân vật được sắp xếp như thế nào?
• Điểm thú vị về hình dáng nhân vật và khung cảnh là gì?
• Màu sắc trong tranh thế nào?
Lễ hội Cầu ngư
Tranh của học sinh Nguyễn Trần Pha Lê
Lễ hội Cồng chiêng
Tranh của học sinh Mai Thị Hoài
Hội làng dân gian truyền thống Tranh của hoạ sĩ Nguyễn Văn Chuốt
Em hãy quan sát các bức tranh dân gian Đông Hồ và cho biết:
• Nội dung của tranh diễn tả hoạt động gì?
• Cách sắp xếp hình ảnh ở xa và gần trong tranh.
• Em có cảm nhận gì về màu sắc của tranh?
• Chọn một từ phù hợp để mô tả về nét trong tranh: nét đậm; nét đều; nét diễn tả chi tiết.
Rước Rồng
Đấu vật
Em có biết ?
• Lễ hội thường diễn ra ở những không gian sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng như: đình, chùa, đền, tháp, nhà rông,...
• Lễ hội thường có màu sắc rực rỡ thể hiện không khí vui tươi, rộn ràng. Màu trong lễ hội thường là các cặp màu tương phản (vàng và tím, đỏ và xanh lục, cam và xanh lam).
• Tranh dân gian Đông Hồ về đề tài lễ hội thường thể hiện các nhân vật được dàn đều trên tranh, không gian ước lệ tượng trưng, màu sắc tươi vui, dùng các nét viền đậm, cô đọng.
Trang 44
SÁNG TẠO
Tìm ý tưởng
Bước 1: Xác định nội dung tranh vẽ đề tài lễ hội
Bước 2: Chọn hoạt động, hình ảnh điển hình
Bước 3: Xác định cách thực hành vẽ tranh
Thực hành
Cách 1
1. Vẽ hình và bố cục
2. Vẽ màu khái quát
3. Vẽ chi tiết và hoàn thiện
Cách 2
1. Vẽ khái quát hình chính và bố cục
2. Vẽ các mảng màu lớn
3. Tiếp tục vẽ màu và diễn tả
4. Vẽ chỉ tiết và hoàn thiện
Trang 45
Gợi ý
- Chú ý thể hiện đặc trưng của lễ hội qua hình dáng, trang phục và cảnh vật.
- Khi vẽ, có thể vẽ một lớp màu nền kín toàn bộ bức tranh để vẽ nhanh hơn.
- Vẽ các nét màu khác nhau cho mỗi hình để bức tranh thêm hấp dẫn.
Luyện tập
Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội mà em biết.
Yêu cầu:
• Hình ảnh và màu sắc thể hiện được đặc trưng của lễ hội em chọn.
THẢO LUẬN
Trưng bày sản phẩm và chia sẻ:
• Nội dung của bức tranh.
• Giới thiệu những điểm thú vị về bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh.
• Lựa chọn bức tranh em thích nhất. Vì sao?
Ngày hội quê em
Tranh của học sinh Nguyễn Ngọc Mỹ Anh
ỨNG DỤNG
• Sử dụng hiểu biết trong bài học để tìm hiểu lí do vì sao mỗi lễ hội thường có màu sắc rực rỡ đặc trưng riêng.
• Khi tham gia lễ hội, em nên mặc trang phục phù hợp.
Em cần nhớ
- Lễ hội là nơi gìn giữ giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống của các dân tộc.
- Vẽ tranh đề tài lễ hội cũng là một cách lưu giữ truyền thống văn hoá Việt Nam.
- Trong lễ hội, các màu tương phản, màu nóng thường được sử dụng để thể hiện không khí vui tươi, sôi nổi.
- Các cặp màu tương phản (vàng và tím, đỏ và xanh lục, cam và xanh lam) khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, thêm rực rỡ và thu hút thị giác.
- Màu nóng là các màu gần với màu đỏ (như vàng, cam, nâu đỏ, hồng) tạo cảm giác ấm nóng.