(Trang 80)
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu(1)
của lòng yêu nước(*)
BÙI MẠNH NHỊ(**)
1 Chuẩn bị
Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Đọc trước văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị.
- Vận dụng những hiểu biết sau khi học truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này.
2 Đọc hiểu
① Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này.
Ở phần ① , tác giả khẳng định điều gì? |
② Gióng ra đời kì lạ
Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm
Sự ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì? |
chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai; lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thường thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thế là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ. [...]
(*) Nhan đề do người biên soạn sách đặt.
(**) Tác giả Bùi Mạnh Nhị sinh năm 1955, quê ở Nam Định.
(1) Vĩnh cửu: rất lâu dài, tựa như sẽ còn mãi mãi.
(Trang 81)
③ Gióng lớn lên cũng kì lạ
Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường [...].
Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". [...] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Tất cả dân làng đùm bọc, nâng niu, nuôi nấng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). [...]
Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì? |
④ Gióng vươn vai ra trận đánh giặc
Ở phần ④ , tác giả tập trung phân tích nội dung gì? |
Giặc đến. Thế nước rất nguy. Chú bé Gióng đã vươn vai đứng dậy, biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến mô típ (1) truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ Trời và Sơn Tinh,... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy [...]. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ(2) về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước vận nước lâm nguy [...].
Quang cảnh Gióng ra trận rất hùng vĩ, hoành tráng. Tất cả sức mạnh của ý chí cộng đồng, của thành tựu lao động, văn hoá được bộc lộ trong cuộc đối đầu với kẻ thù: ngựa sắt phun ra lửa, giáp sắt, nón sắt chở che cho người anh hùng, roi sắt dân dã, rất Việt Nam, cũng xuất hiện. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc. [...]
Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc? |
(1) Mô típ (dạng, kiểu): chỉ những yếu tố ổn định được sử dụng nhiều lần trong văn học nghệ thuật, nhất là văn học dân gian.
(2) Bất hủ: không hư hỏng, mục nát.
(Trang 82 )
⑤ Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại
Dẹp giặc tan, Gióng đến chân núi Sóc, cởi áo sắt để lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. Đó là phần thưởng cao nhất, đẹp nhất trao tặng người anh hùng. Hình tượng Gióng đã được bất tử hoá. Bay lên trời, Gióng hoá rồi. Gióng là non nước, đất trời, là mọi người Văn Lang, Gióng sống mãi. [...]
Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật,... Đó là dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít. Nhân dân còn kể chỗ nào Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ. Hội Gióng hằng năm cũng dựng lại cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, bức tranh Gióng ra trận. Tất cả những chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hoá về Gióng, như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc.
Ở phần ⑤, tác giả nêu lên các nội dung chính nào? |
Tìm hiểu các từ “bất tử hoá", "Gióng hoá". |
Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích? |
(Theo Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường,
Gannule NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
?
1. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?
2. Các mục ② Gióng ra đời kì lạ; ③ Gióng lớn lên cũng kì lạ; ④ Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; ⑤ Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?
3. Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.
4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).