Sách Giáo Khoa 247

Khoa Học 4 - BÀI 7: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG | Cánh Diều

Xem chi tiết nội dung bài BÀI 7: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học 4 | Cánh Diều

(Trang 29)

• Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng.

• Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng; bóng của vật.

• Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật, bóng của vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.

Quan sát hình 1 và cho biết vì sao có bóng cây.

(Trang 30)

1. Vật phát sáng và vật được chiếu sáng

Hãy cho biết vật phát sáng, vật được chiếu sáng trong các hình dưới đây.

Nêu thêm ví dụ về vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

Những vật phát ra ánh sáng như Mặt Trời, đèn điện được bật sáng.... là nguồn sáng.

2 Sự truyền thẳng của ánh sáng. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng

1. Tìm hiểu về đường truyền ánh sáng

Chuẩn bị: Tấm bìa có khe hẹp, đèn pin.

Tiến hành:

• Đặt đèn pin và tấm bìa có khe hẹp trên bàn (hình 6). Hãy dự đoán về đường truyền của ánh sáng phía sau khe hẹp của tấm bia nếu bật đèn pin.

• Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của em.

• Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí.6

(Trang 31)

2. Tìm hiểu một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng

Chuẩn bị: Đèn pin, tấm bìa, tấm kính trong, tấm kính mờ,....

Tiến hành:

• Trao đổi với bạn về cách làm thí nghiệm để biết trong số các vật đã chuẩn bị thì vật nào là vật cho ánh sáng truyền qua và vật nào là vật cản ánh sáng.

• Làm thí nghiệm theo cách đã chọn.

• Ghi kết quả vào vở theo gợi ý sau:

Vật cho ánh sáng truyền qua Vật cản ánh sáng
Vật cho hầu hết ánh sáng truyền qua Vật chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua
? ? ?

• Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì?

Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

1. Kể thêm một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng.

2. Quan sát các vật trong mỗi hình dưới đây, nêu tên bộ phận của vật cho ánh sáng truyền qua. Vì sao các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được?

3. Dựa vào các hình dưới đây, cho biết không khí xung quanh ta có cho ánh sáng truyền qua không.

(Trang 32)

4. Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong? Khi cá bơi phía sau tảng đá, chúng ta có nhìn thấy cá nữa không? Vì sao?

3. Sự tạo thành bóng của vật

1. Tìm hiểu sự tạo thành bóng của vật

Chuẩn bị: Một chiếc đèn, một quyển sách, một cái giá đỡ, một tấm kính trong và một tấm bìa khổ A3.

Tiến hành:

• Đặt quyển sách lên giá đỡ chắn giữa đèn và tấm bia (hình 13). Khi bật đèn sáng, em nhìn thấy gì trên tấm bia? Giải thích hiện tượng.

• Thay quyển sách bằng tấm kính trong, kết quả quan sát được trên tấm bìa có thay đổi gì? Giải thích hiện tượng.

2. Tìm hiểu sự thay đổi bóng của vật khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi

• Dự đoán: Bóng của quyển sách sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp nêu trong bảng dưới đây?

• Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

• Rút ra kết luận về sự thay đổi bóng của vật khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi.

(Trang 33)

Trường hợp Dự đoán về bóng của vật Kết quả thí nghiệm Kết luận
Di chuyển đèn lại gần quyển sách      
Di chuyển đèn ra xa quyển sách      
Di chuyển quyền sách lại gần đèn      
Di chuyển quyền sách ra xa đèn      

Em có biết?

Cách làm rối bóng

Để làm rối bóng, người ta thực hiện như sau:

• Chuẩn bị: Xây dựng kịch bản cho rồi bóng. Cắt bìa giấy làm thành hình các nhân vật.

• Trình diễn: Căng một tấm vải hoặc tờ giấy trắng to làm phông. Dùng đèn chiếu vào các nhân vật để tạo thành bóng trên phông. Mô tả câu chuyện với sự minh hoạ của các nhân vật rối bóng.

1. Bàn học của bạn Nam kê sát cửa sổ nên buổi chiều mùa hè thường bị nắng chiếu vào. Theo em, bạn Nam có thể làm cách nào để hạn chế ánh nắng chiếu vào?

2. Chơi trò chơi: “Tạo bóng"

Sử dụng tay để tạo bóng có hình dạng của các con vật (con chim, con thỏ,...) trên tường. Nhận xét về vị trí, hình dạng, kích thước của bóng khi thay đổi vị trí của tay.

• Xung quanh chúng ta có những vật phát sáng (gọi là nguồn sáng) như Mặt Trời, đèn điện khi bật sáng, lửa,... và có những vật được chiếu sáng như Mặt Trăng, quyển sách, cây cối,...

• Trong một môi trường trong suốt như không khí, nước, thuỷ tinh,... ánh sáng truyền theo đường thẳng.

• Có những vật cho ánh sáng truyền qua gần như hoàn toàn, có những vật chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua và có những vật không cho ánh sáng truyền qua (vật cản ánh sáng).

• Khi được chiếu sáng, phía sau vật cản ánh sáng có bóng của vật đó. Bóng của vật thay đổi khi vị trí của nguồn sáng đối với vật đó thay đổi.

 

 

 

 

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học 4

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Đạo Đức 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử và Địa Lí 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Việt 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Khoa Học 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Kĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Âm Nhạc 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Mĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vở bài tập Toán 4 - Tập Một

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

khoa-hoc-4-1971

Khoa Học 4

NXB Kết nối tri thức - Khoa học 4

bai-tap-tin-hoc-6-73

Bài Tập Tin Học 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

my-thuat-thiet-ke-san-khau-dien-anh-1179

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh 11

mi-thuat-4-2589

Mĩ Thuật 4

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Mĩ thuật 4

giao-duc-the-chat-3-1083

Giáo Dục Thể Chất 3

Sách Lớp 3 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.