Sau bài này em sẽ:
• Nêu được một số công việc hằng ngày có thể thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ, các bước phải được sắp xếp theo thứ tự.
• Nhận biết được nên chia một việc thành những việc nhỏ hơn để dễ hiểu và dễ thực hiện.
• Nêu được ví dụ về một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn.
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Thực hiện công việc theo từng bước
Mỗi buổi sáng, khi chuông đồng hồ bảo thức reo là An bắt đầu thực hiện công việc trước khi đi học. Hình 80 cho biết những việc mà An thường làm.
1. Em hãy sắp thứ tư thực hiện những việc đó.
2. Em hãy kể về những việc em thường làm vào mỗi buổi sáng trước khi đi học theo đúng thứ tự mà em đã thực hiện?
Hình 80. Những việc thường làm trước khi đi học
1. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THEO TỪNG BƯỚC
Trong Hoạt động 1, mỗi buổi sáng bạn An thực hiện các việc theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ. Các bước phải được thực hiện theo một thứ tự nhất định. Ví dụ, bạn An phải Thức dậy rồi mới Vệ sinh cá nhân, phải Đi giày dép trước khi đi học.
Thực hiện theo đúng thứ tư đã sắp xếp thì công việc sẽ dễ dàng hoàn thành.
Có nhiều công việc được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ và các bước phải được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
1. Em hãy xếp mỗi việc sau với một bước về hình cho thích hợp:
a) Vẽ cánh cửa ra vào.
b) Vẽ hai cửa sổ.
c) Vẽ khung và mái nhà.
d) Vẽ khung cửa ra vào.
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
2. Dựa vào các hình về sau, em hãy nêu các bước thực hiện vẽ máy bay.
2. CHIA MỘT VIỆC THÀNH NHỮNG VIỆC NHỎ HƠN
HOẠT ĐỘNG 2. Chia một việc thành những việc nhỏ hơn
Em hãy giúp bạn An chia việc đánh răng thành các bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn.
Khi thực hiện một việc, chúng ta có thể chia việc đó thành những việc nhỏ hơn để dễ hiểu và dễ thực hiện. Hoàn thành các việc nhỏ thì việc ban đầu cũng hoàn thành.
Ví dụ, việc Đánh răng có thể thực hiện theo năm bước, mỗi bước là một việc nhỏ, các bước được sắp xếp theo một thứ tự nhất định
1. Chuẩn bị
2. Lấy kem đánh răng
3. Chải răng
4. Súc miệng
5. Rửa sạch bàn chải
Hình 81. Việc đánh răng
Việc Chải răng lại có thể chia thành các việc nhỏ hơn.
CHẢI RĂNG
Chải răng cửa Chải răng hàm trái Chải công hàm phải
Hình 82. Việc chải răng
Một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn.
Chia một việc thành những việc nhỏ giúp chúng ta dễ hiểu và dễ thực hiện.
1. Hằng ngày, lớp em đều thực hiện việc trực nhật. Em hãy chia việc trực nhật lớp thành những việc nhỏ hơn để phân công cho mỗi bạn trong nhóm thực hiện.
2. Em hãy nêu ví dụ về một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn.
LUYỆN TẬP
1. Các bước sau đây mô tả công việc gì? Em hãy nêu việc được thực hiện ở mỗi bước
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
2. Rô-bốt có khả năng thực hiện các lệnh: tiến 1 ô, quay trái và quay phải.
a) Rô-bốt đang ở vị trí như Hình 83a, em hãy chỉ dẫn để rô-bốt di chuyển về địch (ô có cờ).
Hình 83a. Rô-bốt về đích
b) Rô-bốt đang ở vị trí như Hình 83b, nhiệm vụ của rô-bốt là đến ô có quyền sách, rồi di chuyền về đích.
Rô-bốt phải thực hiện những việc gi? Em hãy đưa ra chỉ dẫn giúp rô-bốt thực hiện những việc đó.
Hình 83b. Rô bốt đến ở có quyển sách, rồi về đích
VẬN DỤNG
1. Em hãy chia việc chuẩn bị bài và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau thành những việc nhỏ. Trong mỗi việc nhỏ, em hây liệt kê các bước thực hiện.
Gợi ý: Những việc nhỏ xem trước bài học, chuẩn bị đồ dùng học tập, soạn sách vớ theo thời khoá biểu...
2. Trò chơi: Chia mỗi tổ thành hai nhóm, một nhóm nêu tên một việc và nhóm còn lại đưa ra các bước thực hiện việc đó. Vì dụ, một nhóm đưa ra việc về một cái máy bay. Nhóm thứ hai liệt kê các bước cần thiết để về máy bay. Đổi vai trò của hai nhóm trong lượt chơi tiếp theo. Sau hai lượt chơi, hai nhóm cũng thảo luận xem trình tự của các bước có thể thay đổi không.