Sách Giáo Khoa 247

Ngữ Văn 12 - Tập Một - Việt Bắc (Trích - tiếp theo) | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Việt Bắc (Trích - tiếp theo) và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 12 - Tập Một | Giáo Dục Việt Nam

PHẦN HAI : TÁC PHẨM

TIỂU DẪN

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 – 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.

Tháng 10 – 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần : phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến ; phần sau gọi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. Dưới đây trích phần đầu của bài thơ.

VĂN BẢN

– Mình về minh có nhớ ta
Mười lăm năm ấy(1) thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Băng khoang trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li(2)
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

(1) Mười lăm năm : tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954).

(2) Phân li : chia li, chia tay.

– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa(1) ?

– Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...


Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê(2) vơi đầy.

(1) Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa : cây đa Tân Trào là nơi làm lễ xuất quân (tháng 12 – 1944) của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ; đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân Đại hội (tháng 8 – 1945) thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng và phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (Tân Trào, Hồng Thái đều thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

(2) Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê : những địa danh trong khu căn cứ Việt Bắc.

Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui(1) đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều(2)
Chày đêm nện cối đều đều suối xa(3)...

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách(4) đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

(1) Chăn sui : chăn làm bằng vỏ cây sui (sui là loài cây to, gỗ nhẹ, có vỏ dày và dai ; người miền núi thường lấy vỏ cây sui đập mềm xốp ra làm chăn đắp).

(2) Tiếng mõ rừng chiều : tiếng mõ trâu buổi chiều trở về bản làng (ở Việt Bắc, do chăn thả nên người ta đeo ở cổ mỗi con trâu một cái mõ bằng gỗ hoặc tre để cho dễ tìm).

(3) Chày đêm nện cối đều đều suối xa : nhịp chày của cối giã gạo đặt bên suối, hoạt động bằng sức nước.

(4) Phách : một loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu mùa hè.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng(1)
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng(2)
Nhớ từ Cao – Lạng nhớ sang Nhị Hà(4)

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên(5) vui về

(1) Phủ Thông đèo Giàng : những địa điểm ở Việt Bắc đã diễn ra các trận đánh hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

(2) Sông Lô, phố Ràng : trận sông Lô đánh tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc (cuối năm 1947) và trận đánh đồn phố Ràng thuộc Yên Bái (năm 1948).

(3) Cao – Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn ; năm 1950, ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung cũng gọi là chiến dịch Cao – Lạng

(4) Nhị Hà : tên gọi cũ của sông Hồng.

(5) Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên : tên những chiến dịch lớn trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (chiến dịch Hoà Bình năm 1951 ở tỉnh Hoà Bình, chiến dịch Tây Bắc năm 1952 giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở các tỉnh Tây Bắc, chiến dịch Điện Biên Phủ mùa xuân năm 1954).

Vui từ Đồng Tháp(1), An Khê(2)
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng(3).

Ai về ai có nhớ không ?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng của hang
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Điều quân chiến dịch Thu – đông
Nông thôn phát động(4), giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...

Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc : Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà.
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
[...]                                                       

10-1954

(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

(1) Đồng Tháp : Đồng Tháp Mười, khu căn cứ kháng chiến ở Nam Bộ.

(2) An Khê : địa danh ở Tây Nguyên, nơi đầu năm 1954 bộ đội ta đánh thắng nhiều trận.

(3) Đèo De, núi Hồng : những địa danh trong căn cứ Việt Bắc, nơi có các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ thời kì kháng chiến chống Pháp (đèo De thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ; núi Hồng ở tỉnh Thái Nguyên).

(4) Phát động : phát động nông dân giảm nộp tô cho địa chủ.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

2. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào ?

3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao ?

4. Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích.

GHI NHỚ

Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

LUYỆN TẬP

1. Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ.

2. Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu :

– Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

– Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến. Phân tích một trong hai đoạn đó.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - Tập Một

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-6-tap-1-87

Tiếng Anh 6 - Tập 1

Tiếng Anh 6 - Tập 1 Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

dao-duc-3-300

Đạo Đức 3

Sách Lớp 3 Cánh Diều

bai-tap-ngu-van-6-tap-2-102

Bài Tập Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

bai-tap-tieng-anh-6-tap-1-85

Bài Tập Tiếng Anh 6 - Tập 1

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

tap-viet-1-tap-hai-24

TẬP VIẾT 1 - Tập Hai

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.