Sách Giáo Khoa 247

Ngữ Văn 12 - Tập Một - Đọc thêm: Tiếng Hát Con Tàu | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Đọc thêm: Tiếng Hát Con Tàu và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 12 - Tập Một | Giáo Dục Việt Nam

TIỂU DẪN

Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định. Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung. Ông tham gia Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình – Trị – Thiên. Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ. Từ thế giới kinh dị, thần bí của Điêu tàn, sau Cách mạng, thơ Chế Lan Viên ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống rộng lớn của nhân dân và đất nước. Trong những năm cao trào chống Mĩ cứu nước, thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo. Từ sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên lại trở về với đời sống thế sự và những trăn trở, chiêm nghiệm về “cái tôi” trong mối quan hệ phong phú, phức tạp của đời sống. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo : có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng phong phủ, đầy sáng tạo. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

CHẾ LAN VIÊN

Tác phẩm chính : các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Hoa trước lăng Người (1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Di cảo thơ, tập I (1992), tập II (1993), tập III (1996) ; các tập tiểu luận - phê bình Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).

Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa, một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng. Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế – chính trị, xã hội : cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960.

VĂN BẢN

Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc        
Khi lòng ta đã hoá những con tàu    
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát      
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu. 

         Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?
         Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
         Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
         Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vành trăng

         Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
         Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?
         Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
         Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

         Trên Tây Bắc ! Ôi mười năm Tây Bắc
         Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
         Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
         Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

         Ơi kháng chiến(1) ! Mười năm qua như ngọn lửa
         Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
         Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
         Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

(1) Kháng chiến : chi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

         Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
         Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
         Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
         Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

         Con nhớ anh con, người anh du kích
         Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
         Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
         Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

         Con nhớ em con, thằng em liên lạc
         Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
         Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc(1)
         Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư.

         Con nhớ mê! Lửa hồng soi tóc bạc
         Năm con đau, mế thức một mùa dài.
         Con với mế không phải hòn máu cắt
         Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

         Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
         Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
         Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
         Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

         Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
         Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng(3)

(1) Câu thơ này có bản in là : “Sáng bản Nam, chiều em qua bản Bắc”. Bản Na, bản Bắc ở đây mang ý nghĩa tượng trưng, không phải là địa danh xác thực.

(2) Mế : từ gọi mẹ trong ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số, cũng dùng để gọi một cách thân mật và kính trọng những người phụ nữ cao tuổi.

(3) Cánh kiến hoa vàng : loài cây thân gỗ, là cây chủ cho loài cánh kiến kí sinh, vào mùa xuân nở hoa vàng lộng lẫy. Còn có cách hiểu khác : tổ cánh kiến do loài côn trùng này tiết ra, có màu đỏ thẫm, khi tổ cánh kiến nổi các chấm hoa vàng là lúc có thể thu hoạch được.

         Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
         Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

         Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
         Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
         Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
         Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương.

         Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
         Tình em đang mong tình mẹ đang chờ,
         Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
         Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.

         Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
         Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
         Rẽ người mà đi vịn tay mà đến
         Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.

         Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
         Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ,
         Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa(1),
         Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.

         Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
         Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
         Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
         Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

(Ánh sáng và phù sa,
NXB Văn học, Hà Nội, 1960)

(1) Vàng ta đau trong lửa : lấy ý từ câu ca dao “Thật vàng chẳng phải thau đầu - Mà đem thử lửa cho đau lòng vàng”. Vàng trong câu thơ này có nghĩa là tâm hồn thơ.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.

2. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào ?

3. Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào ? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó.

4. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào ? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.

5. Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên.

6. Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - Tập Một

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

cong-nghe-9-che-bien-thuc-pham-986

Công Nghệ 9 (Chế biến thực phẩm)

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

toan-8-tap-2-908

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 Cánh Diều

toan-9-tap-1-947

Toán 9 - Tập 1

Sách Lớp 9 Cánh Diều

cong-nghe-9-dinh-huong-nghe-nghiep-971

Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp)

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

tin-hoc-7-quyen-2-861

Tin Học 7 (Quyển 2)

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.