Trang 146
Yêu cầu cần đạt
• Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
• Có thái độ phê phán, không đồng tình với các hành vi tiêu cực đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
• Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân bằng các hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.
MỞ ĐẦU
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là bộ máy chính quyền địa phương trực tiếp gắn bó với đời sống của nhân dân và có nhiều hoạt động đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu về chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để hiểu rõ hơn về bộ máy chính quyền ở địa phương, từ đó có những việc làm phù hợp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với các cơ quan này.
Em hãy chia sẻ một số hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi em sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó.
KHÁM PHÁ
1. Hội đồng nhân dân
a) Chức năng của Hội đồng nhân dân
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuần theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Để thực hiện các chức năng của mình, Hội đồng nhân dân được tổ chức ở các cấp theo đơn vị hành chính nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Trang 147
2. Kì họp thứ 15 của Hội đồng nhân dân thành phố X diễn ra từ ngày 6–7 đến 7 –7 – 2020. Tại kì họp này. Hội đồng nhân dân thành phố đã xem xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm; quyết định phương hưởng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố X; xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.
❓1/ Hội đồng nhân dân thành phố X đã thực hiện chức năng như thế nào? 2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Hội đồng nhân dân có chức năng gì. Em hiểu như thế nào về chức năng này? |
🌀Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: các biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tải sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên. |
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân | |
Thường trực Hội đồng nhân dân | Chủ tịch Hội đồng nhân dân |
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân | |
Uỷ viên | |
Các ban của Hội đồng nhân dân | Trưởng ban |
Phó Trưởng ban | |
Uỷ viên |
Chú thích:
—> Tổ chức
---> Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân
❓Dựa vào sơ đồ 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân. |
Trang 148
🌀Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên. |
c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỉ và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dẫn yêu cầu. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác. Hội đồng nhân dân có thể biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
❓Hội đồng nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Hình thức hoạt động đó thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? |
🌀Hoạt động của Hội đồng nhân dân do luật định. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể. |
2. Uỷ ban nhân dân
a) Chức năng của Uỷ ban nhân dân
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính thuộc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã. Các chức danh của Uỷ ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kì trùng với nhiệm kì của Hội đồng nhẫn dân. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Uỷ ban nhân dân các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng địa phương trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
2. Ngày 10 – 8 – 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã có công văn số 967/UBND-KT triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 07 –7 – 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2020 – 2021. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan Đảng, đoàn thể trên địa bàn tỉnh kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai nội dung của Nghị quyết.
Trang 149
❓1/ Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình như thế nào? 2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Uỷ ban nhân dân có chức năng gì. Em hiểu như thế nào về chức năng này? |
🌀Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. |
b) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân | ||
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân | ||
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân | ||
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân | Công an | Quân sự |
Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân
❓1/ Dựa vào sơ đồ 2, em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân. 2/ Kể tên một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em. |
🌀Uỷ ban nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn (Tư pháp; Tài chính – Kế hoạch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động – Thương binh và Xã hội; Văn hoá và Thông tin,...), Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự. |
Trang 150
c) Hoạt động của Uỷ ban nhân dân
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Hoạt động của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Uỷ ban nhân dân họp thường kĩ mỗi tháng một lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Uỷ ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Uỷ ban nhân dân có thể biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
❓Uỷ ban nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Nêu ví dụ minh hoạ. |
🌀Uỷ ban nhân dân hoạt động theo luật định. Mỗi tháng Uỷ ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
LUYỆN TẬP
1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
b. Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu tổ chức giống nhau, số lượng thành viên bằng nhau.
c. Nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người có quyền quyết định tất cả công việc của Uỷ ban nhân dân.
2. Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.
b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.
c. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.
d. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trang 151
3. Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Mặc dù 16 tuổi nhưng T chưa bao giờ tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện thủ tục hành chính vì mọi việc đều được mẹ làm hộ. Có lần, T định đi xin dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã vào hồ sơ nhưng mẹ không đồng ý vì cho rằng T còn nhỏ nên chưa biết rõ quy trình, người lớn đi làm thay sẽ nhanh hơn.
Nếu là T, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi quyết định?
b. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em trong việc xây dựng các chương trình, chính sách cho trẻ em trong tỉnh, cần bộ lãnh đạo thôn của H đã tổ chức một cuộc họp cho toàn thể nhân dân trong thôn. Khi được mời tham dự, H cảm thấy băn khoăn không biết có nên đi hay không vì hôm đó trên truyền hình có tường thuật trực tiếp một trận đá bóng mà H thích.
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H lựa chọn như thế nào?
VẬN DỤNG
1. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ ) bày tỏ nguyện vọng của bản thân về quyền trẻ em đề gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em đang sinh sống.
2. Em hãy tìm hiểu và viết bài luận về việc thực hiện thủ tục hành chính một cửa ở Uỷ ban nhân dân xã/phường nơi em sinh sống.